vĐồng tin tức tài chính 365

Để thi cử trở nên nhẹ nhàng hơn

2021-07-10 12:39
Để thi cử trở nên nhẹ nhàng hơn - Ảnh 1.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 diễn ra trong bối cảnh dịch COVID-19 phức tạp ở nhiều địa phương - Ảnh: NHƯ HÙNG

Vậy làm thế nào để việc thi cử, đánh giá học sinh trở nên nhẹ nhàng và thực chất hơn?

Nên tách bạch mục đích kỳ thi

Bà Nguyễn Thị Bích Thu, phụ huynh học sinh lớp 12 ở quận 7 TP.HCM, nêu ý kiến: "Chỉ vì có một kỳ thi tốt nghiệp THPT, mà lại là kỳ thi quan trọng nhất của cuộc đời, nên con gái tôi nhất quyết đòi đi thi ngay đợt 1. 

Cháu bảo nếu thi đợt 2 sẽ mất cơ hội xét tuyển vào ĐH, nên dù dịch bệnh căng thẳng vẫn cứ đi thi. Tôi thấy ở các nước tiên tiến trên thế giới, một năm có rất nhiều kỳ thi tuyển, xét tuyển vào ĐH chứ không chỉ 1 lần duy nhất như ở ta. 

Có thể kỳ thi lần này rớt thì vài tháng sau thí sinh lại đăng ký thi tiếp chứ không phải chờ đến cả năm. Tôi đề xuất Bộ GD-ĐT nên nghiên cứu và có sự đổi mới mang tính đột phá về thi cử. Không để lặp lại tình trạng căng thẳng, hồi hộp và lo âu cho xã hội như kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay".

Cô Nguyễn Thị Nhiếp - hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa (Hà Nội), thành viên tổ tư vấn của Ủy ban Đổi mới giáo dục của Chính phủ - cho rằng hiện vẫn còn khoảng 50% chỉ tiêu của các trường ĐH trông chờ vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT để tuyển sinh thì Bộ GD-ĐT khó buông được kỳ thi. 

"Tổ chức kém "hoành tráng" thì dư luận lại đổ trách nhiệm lên cơ quan quản lý nhà nước, nên Bộ GD-ĐT sẽ vẫn phải gánh lấy trách nhiệm như hiện nay" - cô Nhiếp nhận xét. Và kỳ thi cũng vì thế vẫn phải chung đề, chung lịch thi trên cả nước và vẫn áp lực. Muốn giải quyết bất cập phải dứt khoát tách bạch khỏi mục đích tuyển sinh, thể hiện ở các quy định rõ ràng của cơ quan quản lý nhà nước.

Trong khi đó, ông Trương Minh Đức - giáo viên Trường THPT Lê Quý Đôn, quận 3, TP.HCM - đưa ra ý kiến: "Chúng ta đang đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, đi cùng với nó là đổi mới cách đánh giá học sinh theo hướng phát huy năng lực học sinh. 

Tuy nhiên, nếu Bộ GD-ĐT vẫn duy trì kỳ thi tốt nghiệp THPT là đi ngược lại với chủ trương đổi mới. Kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra trong hai ngày với mục đích xét tốt nghiệp THPT cho học sinh lớp 12 khó có kết quả chính xác. 

12 năm đèn sách của học sinh được quyết định trong 2 ngày thi mà nếu 2 ngày đó em không được khỏe hoặc nhà em có chuyện buồn hoặc bản thân em có vấn đề khiến em quá lo lắng, tâm lý không ổn định... thì làm sao làm bài tốt được?".

Ông Đức nói: "Bộ GD-ĐT đã chủ trương đổi mới cách đánh giá học sinh, tức là đánh giá cả một quá trình học tập, rèn luyện của các em chứ không chỉ đánh giá qua hai ngày đi thi. Việc xét tốt nghiệp THPT nên giao về cho các địa phương thực hiện một cách nhẹ nhàng, vì hiện nay nếu có thi thì cũng gần 100% học sinh đậu tốt nghiệp".

Mềm dẻo hơn trong tuyển sinh ĐH

Ông Cao Huy Thảo, nguyên hiệu trưởng Trường THPT quốc tế Việt Úc, cũng đề xuất: "Nên có chế độ thoáng hơn, mềm dẻo trong vấn đề tuyển sinh vào ĐH, CĐ. Từ trước tới nay, nền giáo dục của chúng ta tự đóng khung theo các mốc thời gian: học hết học kỳ 2 là kiểm tra cuối học kỳ, học hết lớp 12 là thi tốt nghiệp THPT. 

Trong điều kiện thế giới ngày càng biến động, vấn đề dịch bệnh, thiên tai là không thể lường trước. Vì vậy, thay vì giữ cái khuôn cố định sau tháng 5 hằng năm mới tổ chức thi cho học sinh khối 12 thì nên tổ chức thi nhiều lần trong năm. Ở đây, tôi cũng mong muốn là bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT, thay vào đó chỉ còn là thi tuyển vào ĐH".

Ông Thảo nói thêm: "Về lâu dài, giáo dục phổ thông cũng cần đào tạo theo hình thức tín chỉ như ĐH để học sinh chủ động hơn trong con đường học vấn của mình. Và như vậy, các sở GD-ĐT có thể xét tốt nghiệp THPT nhiều lần trong năm và các trường ĐH, CĐ cũng có thể tuyển sinh nhiều lần trong năm. 

Đây là mô hình lý tưởng đối với nền giáo dục hội nhập. Mà muốn như thế thì chúng ta phải có những trung tâm khảo thí độc lập với Bộ GD-ĐT. Trong điều kiện nước ta chưa thể có trung tâm khảo thí tư nhân thì ít ra trung tâm này cũng không thể để trực thuộc Bộ GD-ĐT".

"Nếu các trường ĐH không sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển vào ĐH, tôi chắc chắn rằng các em học sinh lớp 12 ở TP.HCM sẽ không chọn thi đợt 1 trong lúc dịch bệnh đang rất phức tạp" - ông Cao Huy Thảo nhấn mạnh.

Từng có đề xuất làm trung tâm khảo thí độc lập

ThS Đinh Việt Hải - phó giám đốc Trung tâm khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội - chia sẻ: "Mấy năm trước từng đã có những nghiên cứu và đề xuất cho rằng nên xúc tiến xây dựng các trung tâm khảo thí độc lập. Các trung tâm này sẽ tổ chức nhiều đợt thi khác nhau trong năm, đảm bảo kết quả thi tin cậy để các trường ĐH, CĐ có thể sử dụng kết quả tuyển sinh. Và những ai có nguyện vọng tuyển sinh thì mới phải dự thi. Với hướng đó, kỳ thi tốt nghiệp chỉ làm nhiệm vụ "phổ thông" của nó sẽ nhẹ nhàng đi".

Ngoài ra, ông Việt Hải nói thêm: "Bộ GD-ĐT xác định mục đích của kỳ thi tốt nghiệp THPT là xét tốt nghiệp THPT và là thước đo chất lượng giáo dục phổ thông, còn việc tuyển sinh do các trường ĐH, CĐ tự chủ. Nhưng trong các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, bộ này vẫn yêu cầu các trường ĐH tính toán phương án tuyển sinh để đảm bảo công bằng cho thí sinh thi trong các đợt thi khác nhau.

Điều đó cho thấy cơ quan quản lý nhà nước vẫn phải chạy theo các trường trong phương thức tuyển sinh sử dụng kết quả thi tốt nghiệp. Bên cạnh đó, các trường ĐH, CĐ cũng có trách nhiệm trong vấn đề này khi vẫn dựa vào kết quả thi để tuyển sinh. Sự khó rạch ròi trong sử dụng kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT là lý do khiến kỳ thi này luôn mang áp lực căng thẳng".

Đề và bài giải môn ngoại ngữ kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021Đề và bài giải môn ngoại ngữ kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021

TTO - Chiều 8-7, thí sinh cả nước hoàn thành bài thi cuối cùng của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 với môn ngoại ngữ. Tuổi Trẻ Online mời bạn đọc xem đề thi môn tiếng Anh và đón xem bài giải.

Xem thêm: mth.62151912290701202-noh-gnahn-ehn-nen-ort-uc-iht-ed/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Để thi cử trở nên nhẹ nhàng hơn”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools