Trong cuộc họp báo tổ chức ngày 8-7, cảnh sát Haiti thông báo 17 người bị tình nghi là kẻ tấn công đã bị bắt, trong đó có 15 người Colombia, 2 người Mỹ gốc Haiti. Cảnh sát trưởng Leon Charles cho biết 3 tay súng người Colombia đã bị bắn chết trong khi 8 thành viên khác chưa bị bắt. Tuy nhiên, con số này hơi khác so với các nguồn tin chính thống khác.
Cơ quan chức năng đang tìm kiếm kẻ chủ mưu và chưa có tiết lộ gì về động cơ của vụ ám sát. Cùng ngày, cảnh sát đã công bố 1 số nghi phạm trước truyền thông cùng với các hộ chiếu Colombia và vũ khí bị thu giữ.
Vào ngày 9-7, giám đốc cảnh sát Colombia cho biết có 17 cựu binh được cho là liên quan tới vụ việc, tăng 11 người so với nghi ngờ trước đó.
Cảnh sát Haiti đưa các nghi phạm và vũ khí thu giữ được đến cuộc họp báo. Ảnh: AP
Một nghi phạm của vụ ám sát. Ảnh: Reuters
Theo lời Tướng Jorge Luis Vargas, hai người bị cảnh sát bắn chết và 15 người khác "có thể thuộc quân đội quốc gia" của Colombia và rời lực lượng này trong giai đoạn 2018 - 2020.
Truyền thông Colombia ngày 9-7 đưa tin 4 trong số các nghi phạm là cựu quân nhân đã rời Bogota vào ngày 4-6 để tới Cộng hòa Dominica, qua biên giới hôm 6-6.
Cuối ngày 8-7 (giờ địa phương), Đài Loan (Trung Quốc) xác nhận 11 nghi phạm bị bắt ở văn phòng ngoại giao của hòn đảo tại Haiti, sau khi nhân viên an ninh phát hiện 1 nhóm người có vũ trang đột nhập sân của tòa nhà đã bị đóng cửa "vì lý do an toàn" sau vụ ông Moise bị sát hại.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jalina Porter cho biết Mỹ "chắc chắn biết" về việc bắt giữ công dân Mỹ trong vụ ám sát nhưng từ chối bình luận thêm vì quyền riêng tư.
Chiếc xe bị đốt cháy của những kẻ ám sát. Ảnh: CNN
Washington đã gửi tín hiệu thể hiện sự sẵn sàng giúp đỡ Haiti trong việc điều tra. Phát ngôn viên Nhà Trắng Jen Psaki tiết lộ các quan chức cấp cao của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) và những quan chức khác sẽ đến vùng Caribbean sớm nhất có thể.
Sau nhiều ngày tê liệt ở thủ đô Port-au-Prince, người dân đã rụt rè trở lại đường phố, các cửa hàng mở cửa và phương tiện giao thông công cộng hoạt động trở lại vào sáng 9-7 nhưng trong tâm trạng e ngại.
Người dân tranh nhau mua sắm nhu yếu phẩm tại các siêu thị và xếp hàng dài tại các trạm xăng để mua khí propan dùng để nấu nướng, đề phòng nhiều ngày bất ổn có thể xảy ra.
Bạo lực băng đảng cũng bùng phát trở lại vào ngày 9-7, làm tê liệt giao thông trên một đường cao tốc lớn. Sân bay của Port-au-Prince dự kiến mở cửa trở lại vào cùng ngày.
Bảo Hạnh
Người lao động
Xem thêm: nhc.87051303101701202-itiah-gnoht-gnot-tas-ma-uv-hnauq-na-ib/nv.zibefac