vĐồng tin tức tài chính 365

Dồn nội lực đạt tăng trưởng 6-6,5% dù dịch bệnh COVID-19 phức tạp

2021-07-11 17:17

Mặc dù dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, nhưng Việt Nam vẫn giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng 6-6,5%, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh.

Nhiều yếu tố bất lợi thách thức tăng trưởng

Sau khi hoành hành tại các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, dịch bệnh COVID-19 đang “Nam tiến” và lan rộng tại nhiều tỉnh, thành phố tập trung nhiều khu công nghiệp như TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai… Việc ứng phó với dịch bệnh bắt buộc phải giãn cách, thậm chí một số doanh nghiệp phải ngừng hoạt động để chống dịch.

Về tình hình sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu: Xuất khẩu gạo cũng đang gặp nhiều bất lợi, giải ngân đầu tư công đang “ỳ ạch”, nếu dịch bệnh COVID-19 lan rộng dẫn đến phải giãn cách nhiều nơi, nguy cơ sụt giảm tăng trưởng kinh tế 2 quý còn lại rất có thể xảy ra nếu không quyết liệt các giải pháp trước mắt và lâu dài.

Trong báo cáo mới nhất gần đây, Ngân hàng HSBC đã giảm mức dự báo tăng trưởng của năm 2021 của Việt Nam từ 6,6% xuống 6,1%. Nguyên nhân bởi Việt Nam đang đối mặt những thách thức từ đợt bùng dịch COVID-19 nặng nề nhất từ đầu mùa dịch tới nay.

Mục tiêu tăng trưởng năm nay rất khó khăn do kết quả 6 tháng đầu năm thấp hơn so với kịch bản; tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp chế biến chế tạo - động lực dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế đang có xu hướng tăng chậm lại.

Dồn nội lực để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP từ 6-6,5%

TS Huỳnh Thế Du - giảng viên Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright cho rằng, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đang gặp khó khăn bởi các điểm bùng phát dịch ngày càng dày đặc hơn, hiệu quả của những giải pháp hữu hiệu Việt Nam đã áp dụng trong hơn một năm qua như sát khuẩn, đeo khẩu trang, truy vết, giãn cách… sẽ giảm đi đáng kể.

Cần hỗ trợ các doanh nghiệp ổn định sản xuất, đạt mục tiêu tăng trưởng. Ảnh:  Ngọc Hân
Các doanh nghiệp cần được hỗ trợ để phát triển sản xuất, góp phần cùng Chính phủ đạt mục tiêu tăng trưởng. Ảnh: Ngọc Hân

Do đó, trong 6 tháng tới, các hoạt động kinh tế sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn nhiều so với hơn một năm qua, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp cần phải tiên lượng và sẵn sàng phương án xử lý trong tình huống khó khăn.

Trao đổi với PV Lao Động, TS Nguyễn Trí Hiếu nêu rõ: Tăng trưởng GDP trong 6 tháng đầu năm đã không đạt mục tiêu đề ra, dù mức tăng trưởng 5,64% rất đáng khích lệ. Một trong những giải pháp hữu hiệu để hỗ trợ các doanh nghiệp có thể trụ vững trong đại dịch, là Chính phủ cần triển khai kịp thời các giải pháp hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Trong thời gian tới, Chính phủ nên xây dựng một tổ hợp tín dụng cho vay tín chấp với lãi suất thấp từ 3 - 5% với sự tham gia của tất cả các ngân hàng, tạo ra tổng lượng vốn của tổ hợp tín dụng khoảng 300.000 tỉ đồng để hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhanh chóng phôi phục lại sản xuất kinh doanh.

Để thúc đẩy khu vực sản xuất kinh doanh trong những tháng cuối năm 2021, góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa đề xuất Chính phủ một loạt cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó do dịch COVID-19: Đề xuất mở rộng đối tượng được giảm 2% lãi suất cho vay trực tiếp, cho vay gián tiếp gồm hàng không, du lịch, khách sạn, vận tải. Cắt giảm tối đa thủ tục hành chính...

Xem thêm: odl.993929-pat-cuhp-91-divoc-hneb-hcid-ud-56-6-gnourt-gnat-tad-cul-ion-nod/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Dồn nội lực đạt tăng trưởng 6-6,5% dù dịch bệnh COVID-19 phức tạp”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools