Đội ngũ y bác sĩ tại Bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 số 3 tại TP Thủ Đức - Ảnh: TỰ TRUNG
Trong đó có 4 bệnh viện phải nâng công suất lên 1.000 giường điều trị bệnh nhân nặng, gồm Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, Chợ Rẫy, 115 và Nhân dân Gia Định.
Đảo quân để có "sức chiến đấu"
Từ chiều 9-7, 10 chuyên gia về hồi sức tích cực của Bệnh viện Nhân dân 115 "đổ quân" xuống Bệnh viện Bình Chánh để điều trị cho 3 ca mắc COVID-19 nặng đang phải thở máy, lọc máu. Những ngày tới, các chuyên gia hồi sức tiếp tục lên đường, mỗi kíp ở lại 15 ngày và được đảo quân để đảm bảo sức "chiến đấu".
"Bệnh viện đang thống kê đề xuất thành phố trang bị gấp trang thiết bị để tăng công suất 50 giường hồi sức nặng phải thở máy, 100 giường thở oxy và 50 giường nhẹ trong thời gian tới" - TS.BS Phan Văn Báu, giám đốc Bệnh viện Nhân dân 115, nói.
Bệnh viện Chợ Rẫy vừa được giao bố trí 300 giường hồi sức tích cực. TS.BS Nguyễn Tri Thức - giám đốc - cho biết hiện chỉ có thể bố trí khoảng 100 giường hồi sức điều trị bệnh nhân phải thở máy, lọc máu, chạy ECMO.
Do phải huy động 181 người chi viện cho 6 bệnh viện dã chiến, người ở nhà gồng gánh công việc cho nhau. Sắp tới phải bố trí nhân sự cho 300 giường hồi sức quả thật không dễ. Đó là chưa kể thiếu trang thiết bị điều trị, oxy, khí nén.
"Hiện chúng tôi đang đàm phán với ĐH Bách khoa TP.HCM xem có thể sản xuất được hệ thống này trong vài tuần hay không" - bác sĩ Thức nói.
Ba vòng cách ly
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết trong 15 ngày áp dụng chỉ thị 16 thành phố sẽ thực hiện giãn cách tương ứng với ba vòng cách ly. Cụ thể vòng lớn nhất giãn cách trên toàn thành phố; vòng thứ hai là gần vùng cách ly y tế, phong tỏa và một số khu vực có nguy cơ cao cần đảm bảo "nội bất xuất, ngoại bất nhập". Vòng cuối cùng là vùng cách ly tập trung và thí điểm cách ly F1 tại nhà.
Tuy nhiên tại khu cách ly có tình trạng quá tải trong cung ứng nhu yếu phẩm, điện, nước cho người bệnh.
Bác sĩ Phạm Gia Thế - phụ trách Bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 số 3 (chuyên điều trị cho F0 không triệu chứng) - xác nhận trong 1-2 ngày đầu do lượng F0 chuyển đến lớn, thức ăn chuyển không kịp, nhiều nhân viên y tế nhường suất ăn và nước cho người bệnh. Muốn giải quyết tình trạng này rất cần các tình nguyện viên hỗ trợ trong bệnh viện, ưu tiên những người từng mắc COVID-19 đã điều trị khỏi.
Còn bác sĩ Trần Chánh Xuân - giám đốc Bệnh viện điều trị COVID-19 Củ Chi - cũng xác nhận có tình trạng nhà cung ứng thực phẩm, nước uống chậm trễ trong 1-2 ngày đầu nhưng ông trấn an người bệnh không nên quá lo lắng vì các bác sĩ sẽ chăm sóc, nếu bệnh chuyển nặng sẽ có bác sĩ điều trị tích cực. Bệnh viện luôn bố trí WiFi để người bệnh đọc báo, xem tin tức...
Bác sĩ Phạm Gia Thế (phụ trách Bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 số 3):
91 người phục vụ cho 1.600 ca bệnh
Nơi điều trị của bệnh viện được trưng dụng từ chung cư tái định cư chưa có người ở. Vào viện, các F0 sẽ được chuyển đến phòng từ 6-8 người; các bác sĩ thăm khám tối thiểu 1 lần/ngày; nhưng luôn túc trực đường dây nóng khi bệnh nhân gọi.
Hiện trung bình bệnh viện tiếp nhận 400 người bệnh/ngày, trong 4 ngày hoạt động bệnh viện đã tiếp nhận 1.600 ca F0. "Chưa bệnh viện nào có bệnh nhân biến động lớn như vậy" - bác sĩ Thế nói. Tuy nhiên khó khăn nhất là bệnh viện chỉ có 66 nhân viên y tế, 10 tình nguyện viên, 15 dân quân phục vụ cho 1.600 người bệnh. Với số lượng người như vậy, chia 1.600 suất cơm mỗi bữa "chắc chắn sẽ chậm trễ" - bác sĩ Thế nói. Để tăng chất lượng phục vụ, bệnh viện cần có 2.000 nhân viên y tế.
TTO - Hình ảnh người dân trong khu vực phong tỏa dùng rổ, thùng xốp, thùng giấy… để trước cửa nhà và kèm theo dòng chữ 'Xin để đồ ăn tại đây' được chia sẻ rất nhiều trên mạng xã hội.
Xem thêm: mth.12242048021701202-neiv-neyugn-hnit-gnort-meihgn-ueiht-mch-pt/nv.ertiout