Ngành gỗ Việt Nam năm nay xuất khẩu 6 tháng đầu năm tăng trưởng đến 67% được xem là nguyên nhân mở đầu cho nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu gỗ tăng cao, trong đó có nguồn gỗ hợp pháp từ châu Âu.
Gỗ thông nhập khẩu từ Áo, Phần Lan, hay một loại gỗ phơ nhập khẩu từ thị trường Đức... là những loại gỗ nguyên liệu do Công ty gỗ An Lạc lựa chọn nhập khẩu về từ thị trường châu Âu. Những loại gỗ này đều có đầy đủ giấy tờ chứng chỉ, thuận tiện để sản xuất mặt hàng xuất khẩu và phục vụ sản xuất đồ gỗ nội địa và cũng có mức giá rất cạnh tranh.
Mỗi năm, doanh nghiệp nhập khẩu trên 2.000 container gỗ từ nguồn hợp pháp tại châu Âu. Gỗ tròn từ châu Âu rất được thị trường Việt Nam ưa chuộng, còn gỗ xẻ phân phối cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu.
"Ở châu Âu, sau khi xẻ họ đã sơ chế khá kỹ, nên doanh nghiệp chỉ việc sản xuất tiếp mà không cần phải lo đến chất lượng đầu vào nguyên liệu. Có những loại gỗ rất rẻ để phục vụ phân khúc giá rẻ và cả các loại gỗ cao cấp để phục vụ những phân khúc cao hơn", Trưởng phòng nhập khẩu Công ty gỗ An Lạc Phan Thị Thu Trang cho biết.
Việc nhập gỗ từ châu Âu và xuất đi chính thị trường này sẽ tạo thuận lợi cho việc truy xuất nguồn gốc gỗ. (Ảnh minh họa: Báo Đầu tư)
Trong khi đó năm nay, Công ty Cổ phần Gỗ nguyên liệu TAVICO tăng nhập khẩu gỗ từ châu Âu khoảng 15%, do nhu cầu các nhà sản xuất tăng mạnh để phục vụ xuất khẩu sang các thị trường, đặc biệt là EU. Gỗ từ châu Âu sẽ là lựa chọn đáp thị hiếu từ khách hàng châu Âu dễ dàng nhất.
"Việc nhập gỗ từ châu Âu và xuất đi chính thị trường này sẽ tạo thuận lợi cho việc truy xuất nguồn gốc gỗ, sẽ tăng được cơ hội xuất khẩu gỗ cho doanh nghiệp Việt", bà Tăng Thị Bích Phương, Giám đốc Công ty cổ phần Gỗ nguyên liệu TAVICO (TAVICO Group) cho hay.
Theo Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, 6 tháng đầu năm, xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường EU tăng 43%, nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ thị trường này vì thế cũng tăng tương ứng 47% so với cùng kỳ năm 2020. Nhập khẩu gỗ nguyên liệu tăng được nhận định là do sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực đã tác động tích cực tới đầu ra đồ gỗ xuất khẩu vào EU.
"Từ góc độ thuế, Hiệp định EVFTA không có tác động trong việc khuyến khích nhập khẩu gỗ nguyên liệu. Tuy nhiên EVFTA rộng hơn về thuế rất nhiều, bao gồm khía cạnh khác như: khuyến khích đầu tư, nâng cao hình ảnh ngành gỗ Việt Nam năng động, hợp pháp và phát triển bền vững", ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia phân tích chính sách Tổ chức Forest Trends, nhận định.
Hầu hết gỗ nhập khẩu từ châu Âu đều có chứng nhận PEFC hoặc FSC. Để đảm bảo xuất khẩu, Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam khuyến nghị các doanh nghiệp lưu giữ đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc gỗ hợp pháp mà doanh nghiệp sử dụng.
VTV.vn - Việc kiểm soát tính hợp pháp của gỗ nhiệt đới nhập khẩu (gỗ tự nhiên) là cần thiết để khẳng định Việt Nam bảo vệ môi trường và sử dụng gỗ hợp pháp cho phát triển bền vững.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.16870029021701202-74-gnat-ua-uahc-ut-ueil-neyugn-og-uahk-pahn/et-hnik/nv.vtv