Phong tỏa tại hẻm 554 trên đường Lê Văn Việt, TP Thủ Đức - Ảnh: HOÀNG AN
Theo phản ánh của người dân, tại hẻm 391 Huỳnh Tấn Phát, phường Tân Thuận Đông, quận 7 ngoài việc giăng dây ở đầu hẻm, cơ quan còn kéo các cuộn dây kẽm gai từ đầu hẻm vào thêm vài mét.
"Rủi nhà có sự cố hoặc người ốm cần đi bệnh viện rồi sao?", một bạn đọc nêu thắc mắc.
Hẻm 554 trên đường Lê Văn Việt, TP Thủ Đức cũng trong cảnh tình tương tự.
Theo tìm hiểu, việc kéo các cuộn dây kẽm gai này là do các hẻm được khoanh vùng để lấy mẫu tầm soát cho các hộ gia đình, người dân ở các dãy trọ. Thời gian dự kiến kéo dài trong 3 ngày.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online vào chiều 12-7, đại diện phường Tân Thuận Đông cho biết hiện toàn địa bàn phường đang trong thời gian phong tỏa. Để hạn chế người dân đi lại, một số hẻm trên địa bàn, đặc biệt các hẻm liên thông nhau, được giăng dây, trong đó có hẻm 391 Huỳnh Tấn Phát.
Tuy nhiên có tình trạng người dân trong hẻm phong tỏa đi nhận hàng online, chồm ra gây đứt dây phong tỏa... dẫn đến nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh. Sau đó, lực lượng phải cho kéo thêm cuộn kẽm gai làm rào chắn đầu hẻm, cuối hẻm. Các hẻm liên thông thì không rào lại bằng kẽm gai nên người dân vẫn có thể ra ngoài trong trường hợp thật sự cấp bách.
"Tiếp nhận phản ánh hình ảnh cuộn thép nhìn không hay nên phường cũng đã trình lãnh đạo quận và được đồng ý thay bằng khung sắt chữ A. Hiện nay lực lượng mỏng nên không thể chia ra trực hết tất cả các hẻm, do đó hẻm nào không cần thiết vẫn sẽ khóa cố định lại", vị này cho biết thêm.
Chia sẻ thêm về việc người dân đường Bùi Văn Ba phản ánh không được nhận hàng đặt qua mạng, vị lãnh đạo này cho biết các cửa hàng cung cấp nhu yếu phẩm trong tuyến đường này đáp ứng đủ nhu cầu người dân.
Trong ngày 12-7, quận cũng điều động thêm các xe bán hàng lưu động để giải quyết vấn đề mua nhu yếu phẩm. Vì vậy phường thấy việc đặt hàng online và nhận hàng tập trung tại chốt là không cần thiết, dễ lây lan dịch bệnh.
Hình ảnh dây kẽm gai chặn hẻm mà người dân phản ánh tại đường Huỳnh Tấn Phát, quận 7. Bên dưới đất còn vương vãi dây nhựa mỏng dùng phong tỏa trước đó đã bị rách - Ảnh: Bạn đọc cung cấp
Người vi phạm lệnh cách ly/phong tỏa bị xử gì?
Theo luật sư Tô Bá Thanh (Đoàn luật sư TP.HCM) người cố tình trốn khỏi khu cách ly, khu phong tỏa là vi phạm pháp luật, tùy theo mức độ vi phạm mà có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị xử lý hình sự.
Cụ thể, theo Khoản 2 Điều 14 Nghị định 117 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế thì hành vi không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có thể bị phạt tiền từ 5 đến 10 triệu đồng.
Trường hợp người trốn khỏi khu cách ly, phong tỏa làm phát sinh chi phí phòng chống dịch hoặc làm lây lan dịch COVID-19 thì người này có thể bị xử lý hình sự theo các tội danh tương ứng.
Cụ thể, theo công văn 45 của hội đồng thẩm phán TAND tối cao, người chưa bị xác định mắc bệnh COVID-19 nhưng sống trong khu vực đã có quyết định cách ly, quyết định phong tỏa trốn khỏi khu vực bị cách ly, khu vực bị phong tỏa, gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh thì bị xử lý về tội vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người.
Nếu người trốn khỏi khu cách ly mà nhiễm COVID-19, sau khi trốn khỏi khu cách ly mà lây bệnh cho người khác thì có thể bị xử lý về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người. (TUYẾT MAI ghi)
TTO - UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi các sở ngành liên quan về tăng cường các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trong lĩnh vực giao thông, trong đó có nội dung không kiểm tra giấy xét nghiệm COVID-19 đối với trường hợp đi lại trong TP.
Xem thêm: mth.4031016121701202-ig-ion-gnouhp-aid-iag-mek-yad-gnab-nahc-ib-meh-noc-ueihn/nv.ertiout