vĐồng tin tức tài chính 365

Bất chấp cú sốc ngắn hạn, triển vọng dài hạn của Việt Nam vẫn tích cực

2021-07-13 11:41

Khảo sát Chỉ số môi trường kinh doanh (BCI) của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cho thấy các lãnh đạo các doanh nghiệp châu Âu đang lo lắng khi dịch COVID-19 bùng phát trở lại tại Việt Nam. Tuy nhiên theo Thue Quist Thomasen, Giám đốc điều hành YouGov Việt Nam - đơn vị được EuroCham ủy quyền khảo sát BCI: “Bất chấp cú sốc ngắn hạn của làn sóng dịch thứ tư này, dữ liệu cho thấy triển vọng dài hạn của Việt Nam vẫn ở mức tích cực”.

Theo EuroCham, chỉ số BCI quý II đã giảm gần 30 điểm, về mức 45,8 khi dịch COVID-19 bùng phát trở lại. Tuy nhiên, mức giảm không quá sâu như trong đợt bùng phát đại dịch lần đầu vào năm 2020.

Trong ngắn hạn, lãnh đạo doanh nghiệp châu Âu tỏ ra lo lắng về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam. Chỉ 20% thành viên EuroCham được hỏi (19%) tin rằng nền kinh tế sẽ ổn định và cải thiện trong quý tới. Con số này đã giảm so với mức gần 61% trong quý I.

Tuy nhiên, lãnh đạo các doanh nghiệp vẫn tự tin về triển vọng tương lai của công ty mình. Hơn một nửa số người tham gia khảo (56%) dự đoán hiệu suất lao động sẽ được giữ nguyên hoặc cải thiện trong quý III. 80% có kế hoạch duy trì hoặc gia tăng số lượng nhân viên và kế hoạch đầu tư của họ.

BCI cũng cho thấy nhu cầu cấp thiết của Việt Nam trong việc triển khai chương trình tiêm chủng đại trà. Hơn một nửa lãnh đạo doanh nghiệp (58%) tham gia khảo sát dự đoán rằng công ty của họ sẽ chịu tác động tiêu cực đáng kể nếu nhân viên không được tiêm chủng vào năm 2021. Trong khi đó, gần một nửa các công ty tham gia khảo sát (44%) chưa được tiếp cận với chương trình tiêm chủng.

Theo kết quả khảo sát, phần lớn các doanh nghiệp sẵn sàng tự chi trả chi phí tiêm chủng cho nhân viên của mình. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp sẵn sàng chi trả phí tiêm chủng cho cả gia đình của các nhân viên.

Trao đổi với Lao Động, Giáo sư Andreas Stoffers Giám đốc Quốc gia của Viện Friedrich Naumann Foundation (FNF) tại Việt Nam cho biết trong một khảo sát được thực hiện gần đây, 66% doanh nghiệp châu Âu đánh giá tích cực về sự phát triển của Việt Nam, so với con số của năm ngoái chỉ là 46%. Các lãnh đạo doanh nghiệp đánh giá tích cực về triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2021 và sự phục hồi trong giai đoạn tới.

Giáo sư Andreas Stoffer nhấn mạnh động lực tăng trưởng của Việt Nam trong những quý tới chắc chắn sẽ là xuất khẩu: “Về mặt tích cực, lĩnh vực xuất nhập khẩu đang có những tín hiệu tốt. Việt Nam rất năng động trong xúc tiến thương mại, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp. Ví dụ như quả vải của Bắc Giang vào thị trường EU mặc dù phải qua kiểm dịch ngặt nghèo. Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, các hiệp định thương mại tự do cũng như các hoạt động xúc tiến thương mại và bảo hộ đầu tư đang mang lại lợi ích cho tăng trưởng”.

Tuy nhiên, Giáo sư Andreas Stoffer cũng lưu ý mục tiêu kép của việc chống COVID-19 và duy trì tốc độ tăng trưởng là một thách thức lớn. Bên cạnh việc đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng, Giáo sư Andreas Stoffer khuyến nghị Việt Nam tách biệt rõ hơn giữa những người có kết quả xét nghiệm dương tính với virus COVID-19 và những người thực sự cần điều trị: “Theo tôi, cần thống kê lại sự khác biệt giữa 2 nhóm này để giảm hoang mang về dịch bệnh trong cộng đồng. Tôi nghĩ điều quan trọng là phải tìm được sự cân bằng hợp lý giữa chăm sóc sức khỏe người dân và phát triển kinh tế. Tăng cường trách nhiệm cá nhân trong phòng chống dịch có thể là một giải pháp thay thế hoặc bổ sung đáng được xem xét, so với các biện pháp mạnh tay như lockdown nhằm hỗ trợ nền kinh tế”.

Xem thêm: odl.649929-cuc-hcit-nav-man-teiv-auc-nah-iad-gnov-neirt-nah-nagn-cos-uc-pahc-tab/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bất chấp cú sốc ngắn hạn, triển vọng dài hạn của Việt Nam vẫn tích cực”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools