Một phụ nữ bần thần chứng kiến sự tàn phá của trận lũ ở Schuld, Đức, ngày 15-7 - Ảnh: REUTERS
Chính quyền Đức tối 15-7, giờ địa phương, cho biết số người thiệt mạng ở nước này, hiện là 59 người, sẽ còn gia tăng. Theo Đài Deutsche Welle, số người chết tập trung tại 2 bang North Rhine-Westphalia và Rhineland-Palatinate.
Riêng tại khu vực quận Ahrweiler, phía bắc bang Rhineland-Palatinate, hiện vẫn còn khoảng 1.300 người mất tích, một phần do hệ thống mạng di động bị gián đoạn. Tại thị trấn Bad Neuenahr-Ahrweiler, các nhân viên đang triển khai hơn 1.000 hoạt động cứu hộ.
Hình ảnh từ hiện trường cho thấy nhiều người dân tuyệt vọng leo lên nóc nhà chờ trực thăng giải cứu. Nước lũ ảnh hưởng nặng nề đến giao thông tại khu vực. Đức đã phải triển khai xe tăng để dọn dẹp các con đường và cây đổ.
"Có người chết, người mất tích, nhiều người vẫn đang gặp nguy hiểm. Chúng tôi chưa bao giờ thấy một thảm họa như thế này" - lãnh đạo bang Rhineland-Palatinat, bà Malu Dreyer, nói.
Mưa lớn bất thường cũng gây ngập lụt tại các nước láng giềng của Đức là Luxembourg, Hà Lan và Bỉ. Bỉ hôm qua 15-7 ghi nhận 9 người chết, còn Hà Lan cũng hối thúc hàng ngàn người di tản để tránh lũ trong lúc các con sông có nguy cơ vỡ bờ.
Xe cộ bị lũ xô chồng lên nhau tại thành phố Verviers của Bỉ ngày 15-7 - Ảnh: AFP
Phát biểu tại Mỹ khi đang công du tại đây, Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 15-7 chia buồn cùng các nạn nhân lũ lụt và người thân. Bà khẳng định chính phủ sẽ không để những người bị ảnh hưởng phải tự lo và cam kết dốc sức hỗ trợ.
Lũ lụt thường gây thiệt hại lớn về nhân mạng ở Đức. Năm 2002, lũ làm chết 21 người ở phía đông nước Đức và hơn 100 người ở khắp khu vực miền trung châu Âu.
Nước ngập khu đô thị Valkenburg của Hà Lan ngày 15-7 - Ảnh: REUTERS
TTO - Nhật Bản đã phát cảnh báo mưa cấp cao nhất tại 3 tỉnh trên đảo Kyushu và ban bố yêu cầu sơ tán hơn 120.000 dân. Một số con sông ở tỉnh Kagoshima và Miyazaki hiện có nguy cơ gây ra lũ lụt.
Xem thêm: mth.13322428061701202-ua-yat-o-ul-oab-od-tehc-iougn-86/nv.ertiout