vĐồng tin tức tài chính 365

'Mua, Vay, Chết': Chiến lược tự biến mình thành con nợ ngân hàng, cả đời đi vay tiền sống xa hoa của Elon Musk, Donald T

2021-07-16 14:21

Tờ WSJ nhận định, việc cổ phiếu liên tiếp tăng và lãi suất thấp chưa từng có đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi để giới nhà giàu Mỹ có thể vay tiền với giá rẻ. Số tiền đi vay được cho là để phục cụ cuộc sống xa hoa của họ mà không phải quá đau đầu với những hóa đơn thuế.

Các nhà băng nói rằng những khách hàng giàu có của mình đang vay tiền nhiều hơn bao giờ hết. Họ thường sử dụng cổ phiếu và trái phiếu của mình để thế chấp cho các khoản vay. Các khách hàng của Morgan Stanley có số dư nợ đảm bảo bằng cổ phiếu và những khoản vay không thế chấp khác lên tới 68,1 tỷ USD, cao hơn gấp đôi 5 năm trước đó. Bank of America Corp. cũng ghi nhận đến 62,4 tỷ USD khoản vay thế chấp bằng cổ phiếu.

"MUA, VAY, CHẾT"

Các khoản vay này đặc biệt có những lợi ích vượt xa việc các điều kiện trả linh hoạt, lãi suất thấp như không phải bán cổ phiếu khi thị trường nóng mà vẫn có tiền mặt. Nhà sáng lập các startup có thể bảo toàn số cổ phiếu của họ mà không mất quyền kiểm soát công ty. Người giàu thường sử dụng các khoản vay như một phần chiến lược "MUA, VAY, CHẾT" để tránh bị đánh thuế thặng dư vốn.

Khi Tom Anderson bắt đầu làm việc tại Merrill Lynch & Co. vào năm 2002, những đồng nghiệp trong nhóm tư vấn của anh chỉ quản lý 1 hoặc 2 khoản vay dựa trên cổ phiếu. Sau vài năm, anh đã khuyến khích nhiều khách hàng hơn vay hơn và thấy các đồng nghiệp của mình cũng làm vậy. Hiện tại, một số tư vấn viên ở những nhà băng lớn không gây ngạc nhiên khi đang quản lý hàng chục khoản vay.

Mua, Vay, Chết: Chiến lược tự biến mình thành con nợ ngân hàng, cả đời đi vay tiền sống xa hoa của Elon Musk, Donald Trump - Ảnh 1.

"Bạn có thể có một chiếc thuyền, bạn có thể đến Disney World hay thậm chí có thể mua cả một công ty. Lợi ích về thuế gây bất ngờ".

Với những người đi vay, sự tính toán quá rõ ràng: Nếu một tài sản tăng giá nhanh hơn lãi suất của khoản vay, họ sẽ có lời. Theo luật hiện hành, các nhà đầu tư và người thừa kế của họ không phải trả thuế thặng dư vốn trừ khi nhà đầu tư bán cổ phiếu. Người thừa kế vẫn phải chịu thuế nếu bán tài sản. Tuy nhiên, khoản thuế chỉ được tính dựa trên chênh lệch giữa giá bán của tài sản và giá vào thời điểm chủ sở hữu trước qua đời. Như vậy, vay càng nhiều, họ có thể nắm giữ tài sản càng lâu. Nắm giữ càng lâu, họ có thể tiết kiệm được càng nhiều thuế thặng dư vốn.

"Người bình thường không nghĩ về nợ giống các tỷ phú. Một khi đã giàu có, mọi thứ trở nên cực kỳ đơn giản và dễ dàng. Chỉ cần mua, vay, chết. Đây là kẽ hở của luật vốn đã tồn tại cả 100 năm", Edward McCaffery – một Giáo sư luật tại Đại học Southern California nói.

Tổng thống Biden và đảng dân chủ đã bắt đầu để ý tới vấn đề này, nói rằng chúng giống một lối thoát cho những người giàu nhất nước Mỹ khỏi hệ thống thuế thu nhập.

Kế hoạch đánh thuế của Tổng thống Biden là tăng thuế thặng dư vốn từ 23,8% lên 43,4%. Ngoài ra, khoản lợi nhuận chưa thực hiện cũng phải chịu thuế thặng dư vốn sau khi chủ sở hữu qua đời. Những thay đổi sẽ khiến các khoản vay trở nên kém hấp dẫn hơn nhiều. Nhưng chúng không thể loại bỏ hoàn toàn lợi ích của việc đi vay.

LÀ SẾP, LÀ TỶ PHÚ VÀ LÀ CHÚA NỢ

Hoạt động cho vay thế chấp bằng chứng khoán có xu hướng dựa vào sự biến động của thị trường. Sự dao động mạnh của giá cổ phiếu trong những ngày đầu của đại dịch Covid-19 đã làm gia tăng các cuộc gọi ký quỹ. Nhưng thị trường đã phục hồi, và những người giàu có thậm chí còn vay mượn nhiều hơn nữa.

Người vay thế chấp bằng chứng khoán thường chịu thủ tục ít hơn so với người đi vay thông thường và khoản nợ đó thường không xuất hiện trên các báo cáo tín dụng. Trong khi một số khách hàng chọn trả nợ nhanh chóng, nhiều người thực hiện tùy chọn tích lũy vô thời hạn lãi suất mà không phải trả hàng tháng.

Mua, Vay, Chết: Chiến lược tự biến mình thành con nợ ngân hàng, cả đời đi vay tiền sống xa hoa của Elon Musk, Donald Trump - Ảnh 2.

Ngoài các khoản vay được cung cấp riêng cho các khách hàng tư nhân độc quyền, Goldman Sachs còn quảng cáo các khoản vay dựa trên chứng khoán trị giá từ 75.000 đến 25 triệu USD cho các khách hàng bên ngoài không có báo cáo tài chính cá nhân, tờ khai thuế hoặc hồ sơ đăng ký vay. Những người có từ 100 triệu USD trở lên có thể nhận được lãi suất vay thấp chỉ 0,87%.

Các ngân hàng không bận tâm tới việc lãi suất thấp bởi họ vẫn nhận được phí quản lý tài sản mà khách hàng sử dụng. "Ngân hàng thường cho khách hàng vay ít nhất 50% danh mục đầu tư", ông Tom Anderson, cựu cố vấn tài chính tại Merrill Lynch & Co., chia sẻ. 

Nhưng khi còn là cố vấn tài chính, ông đã cảnh báo khách hàng không nên sử dụng quá 25% danh mục đầu tư để giảm rủi ro ngân hàng yêu cầu hoàn trả nếu thị trường đi xuống.

Trong khi nhiều hội đồng quản trị hiện không khuyến khích hoặc thậm chí cấm các lãnh đạo và giám đốc mượn tiền thông qua cầm cố cổ phiếu trong công ty mà họ điều hành, một số người ở các công ty niêm yết như Elon Musk, John Malone đã cầm cố hơn 150 tỷ USD giá trị cổ phiếu của họ cho các khoản vay. Những khoản vay này đã được tiết lộ trong hồ sơ nộp lên SEC nhưng vẫn còn nhiều khoản vay như vậy không được công khai.

Fred Smith – nhà sáng lập, chủ tịch và CEO FedEx đã cầm cố 598 triệu USD cổ phiếu công ty, tương đương 23,4% cổ phần để vay nợ trong tháng 7/2020. Những khoản này giúp ông có tiền dùng có các hoạt động kinh doanh bên ngoài và những lần mua cổ phiếu FedEx trước đó.

Việc vay mượn bên ngoài của Smith là một ngoại lệ trong chính sách của FedEx, một phần là bởi công ty nói rằng ông đã chứng minh được khả năng trả nợ mà không cần phải bán số cổ phiếu đã cầm cố. Sau khi giá cổ phiếu công ty giảm, FedEx cho phép ông thế chấp thêm cổ phiếu vào năm 3/2020. Họ nói rằng nếu không, ông Smith có thể bị buộc phải bán cổ phiếu.

Mua, Vay, Chết: Chiến lược tự biến mình thành con nợ ngân hàng, cả đời đi vay tiền sống xa hoa của Elon Musk, Donald Trump - Ảnh 3.

Các khoản vay đặc biệt hấp dẫn với các nhà sáng lập công ty không muốn bị mất quyền kiểm soát sau khi công ty IPO.

Jared Isaacman đã giữ vững danh hiệu tỷ phú khi công ty của anh này IPO tháng 6/2020. 3 tháng sau, anh đã sử dụng khoảng một nửa cổ phần ở Shift4 Payments Inc. để thế chấp khoản vay tại Citigroup Inc. Nhà sáng lập Shift4 Payments Inc. hoàn trả khoản vay vào tháng 3 và nhanh chóng vay từ Goldman Sachs.

Khoản vay đã giúp Isaccman, 38 tuổi dễ dàng sống cuộc sống giàu có mà không phải cổ phần – với khối tài sản 3 tỷ USD. Anh vẫn có hơn 70% quyền biểu quyết ở công ty sau khi đầu tư phần lớn giá trị tài sản ròng của mình vào đợt IPO của công ty.

Theo: WSJ

Vân Đàm

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Xem thêm: nhc.55822521161701202-pmurt-dlanod-ksum-nole-auc-aoh-ax-gnos-neit-yav-id-iod-ac-gnah-nagn-on-noc-hnaht-hnim-neib-ut-coul-neihc-tehc-yav-aum/nv.zibefac

Comments:0 | Tags: vay

“'Mua, Vay, Chết': Chiến lược tự biến mình thành con nợ ngân hàng, cả đời đi vay tiền sống xa hoa của Elon Musk, Donald T”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools