Họa sĩ Lê Thánh Thư đang vẽ tại Đà Nẵng tháng 6-2016 - Ảnh: L.Đ.
Như vậy là kể từ khi biết mình mắc COVID-19, họa sĩ Lê Thánh Thư chỉ có hơn 1 ngày tại thế. Ông mất tại nhà riêng ở quận Tân Bình.
Theo thông tin từ gia đình, hiện tại thi thể ông đã được nhà quàn và đại diện ngành y tế địa phương đưa đi hỏa táng ngay trưa nay 16-7.
"Chúng tôi chỉ có thể ở nhà chờ, phía nhà quàn sẽ đưa tro cốt ông về lại" - người nhà của họa sĩ Lê Thánh Thư cho biết qua điện thoại.
Lê Thánh Thư sinh năm 1956 tại Quy Nhơn, là con trai trưởng trong gia đình thuần nông, có 5 anh chị em. Năm 12 tuổi, ông được gửi vào trường dòng tại Quy Nhơn, sau đó ông rời trường dòng và vào sống tại Sài Gòn cho đến nay.
Ông vốn là nhà thơ, đã có nhiều thơ in trên các tạp chí hải ngoại và trong nước.
Họa sĩ Lê Thánh Thư có triển lãm cá nhân đầu tiên năm 1989 tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM. Từ đó đến nay ông thực hiện hơn 10 triển lãm cá nhân, hơn 30 triển lãm nhóm tại Việt Nam và quốc tế.
Ông được nhiều giải thưởng mỹ thuật; tác phẩm thuộc sưu tập tư nhân ở khoảng 20 nước và góp mặt trong một vài bảo tàng quốc gia như Việt Nam, Singapore…
Trên trang Facebook cá nhân, cách đây 5 ngày Lê Thánh Thư đưa lên bức tranh mới nhất của ông mang tên "Trên sông" (On river)
Rất nhiều bạn bè hay tin đều bàng hoàng và chỉ còn biết vào trang Facebook cá nhân của ông để gửi lời chia buồn.
Nhà văn Mường Mán - người bạn thân của Lê Thánh Thư đồng thời cũng là người viết văn làm thơ và vẽ tranh - xúc động: "Thư hiền khô và rất tận tụy với nghề, những tưởng còn nhiều triển lãm nghệ thuật nữa chớ ai ngờ..." - nhà văn không nói hết câu trước sự qua đời đột ngột của người bạn.
Sinh thời Lê Thánh Thư cũng tự nhận mình là một nhà thơ vẽ tranh. "Cái nhìn hội họa của tôi hoàn toàn khác biệt so với cái nhìn của họa sĩ.
Đó là cái nhìn của thi sĩ làm hội họa. Tôi quan tâm nhiều đến cấu trúc được tạo thành bởi sự lặp lại các yếu tố đơn giản và tạo dựng nên các nhịp điệu trong bố cục. Tranh của tôi nhiều tính chất tượng trưng, thường dùng màu đơn sắc, độ dày mỏng khác nhau trong nhiều tranh sơn dầu" - họa sĩ Lê Thánh Thư từng chia sẻ.
"Những tác phẩm của Lê Thánh Thư phản ánh sự thay đổi nhanh chóng của văn hóa Việt Nam, sự toàn cầu hóa và những thách thức trước cuộc sống ngày càng phức tạp.
Đây là loạt tranh vẽ về sự thay đổi của Việt Nam trong giai đoạn đầu của chính sách mở cửa và không gian sống của con người trong kết quả của sự phát triển đô thị" - nhà phê bình Helène H, người Hà Lan, từng phân tích.
TTO - Gọi tên triển lãm là 'Tuần trăng mê hoặc', Mường Mán muốn mời bạn bè thân hữu, công chúng đến thưởng thức hơn 50 bức tranh được ông sáng tác trong 15 năm qua, vừa trưng bày từ sáng 13-7 tại nhà hàng Quán Ruốc (Q.Phú Nhuận, TP.HCM).
Xem thêm: mth.72645342161701202-91-divoc-cam-auq-tek-oc-ihk-uas-iod-auq-uht-hnaht-el-is-aoh/nv.ertiout