Sinh viên Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM học trực tuyến - Ảnh: VIỆT TIÊN
Ngày 16-7, Trường ĐH RMIT đã công bố kết quả nghiên cứu về trải nghiệm học trực tuyến của sinh viên.
Nghiên cứu này của các chuyên gia Đại học RMIT Việt Nam và Trường đại học Kinh tế TP.HCM chỉ ra những nhu cầu cấp thiết của người học trực tuyến và gợi ý cách các trường đại học có thể xây dựng môi trường học tập trực tuyến hấp dẫn.
Nghiên cứu dựa trên phân tích định tính một nhóm sinh viên tại một trường đại học Việt Nam từng chuyển sang học trực tuyến hoàn toàn trong nửa đầu năm 2020 do dịch COVID-19.
Bằng phương pháp phỏng vấn nhóm tập trung, nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu trải nghiệm và quan điểm của sinh viên về học tập trực tuyến, cũng như những hạn chế cần khắc phục trong tương lai.
TS Phạm Công Hiệp - giảng viên cấp cao Đại học RMIT - cho biết ông và các đồng nghiệp đã áp dụng khung nghiên cứu phổ biến mang tên Community of Inquiry (cộng đồng khảo cứu), tập trung vào ba yếu tố của hiện diện trực tuyến: hiện diện người dạy, hiện diện nhận thức và hiện diện yếu tố xã hội.
Nghiên cứu chỉ ra rằng trong ba yếu tố trên, sinh viên đánh giá cao tính đầy đủ của hiện diện người dạy, bao gồm cơ sở hạ tầng trực tuyến, hệ thống quản lý học tập và các phương thức giảng dạy trực tuyến khác nhau. Sinh viên cảm thấy hài lòng khi có thể tương tác liên tục và hai chiều với người dạy.
Liên quan tới hiện diện nhận thức, các bản thu hình bài giảng và lịch sử tin nhắn được lưu lại trong các phiên hỏi-đáp cho phép sinh viên xem lại nội dung sau lớp học. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng học tập, sinh viên nhận thấy bản thân cần tự nỗ lực hơn nữa, bao gồm nâng cao ý thức tự thân tìm ra câu trả lời, làm bài tập về nhà và tổng hợp kiến thức.
Một quan sát đáng chú ý khác là mặc dù việc giảng dạy đã chuyển sang hình thức trực tuyến nhưng hầu hết các phương thức đánh giá vẫn giữ nguyên như khi học trực tiếp.
Theo nhóm nghiên cứu, cần phải xem xét lại việc các trường đại học nên điều chỉnh cách thức đánh giá sinh viên cho phù hợp với nền tảng dạy và học đã thay đổi, cũng như các kỹ năng mới của cả sinh viên và giảng viên.
Quy mô lớp học lớn và việc thiếu các mối quan hệ cá nhân được xác lập từ trước được coi là lý do chính của việc thiếu giao lưu trong lớp...
TTO - Nhiều trường ĐH quyết định kéo dài thời gian dạy học trực tuyến, và cho sinh viên thi trực tuyến trong giai đoạn dịch COVID-19 đang lan rộng.