vĐồng tin tức tài chính 365

Thải ra nhiều CO2 hơn mức hấp thụ được, các nhà khoa học xác nhận rừng Amazon không còn là 'lá phổi xanh' của Trái Đất

2021-07-18 10:36

Theo đó, lượng khí C02 được thải ra từ rừng Amazon đã chạm ngưỡng 1 tỷ tấn/ năm, tương đương với lượng phát thải của cả Nhật Bản. Đây là ước tính của các nhà khoa học trong một nghiên cứu vừa được đăng tải trên tạp chí Nature vào ngày 14/7. Được biết, nhóm nghiên cứu đã sử dụng các máy bay cỡ nhỏ bay trên các khu vực của rừng Amazon trong 1 thập kỷ qua để thu thập dữ liệu.

Trên thực tế, rừng Amazon hiện đang tạo ra tới 1,5 tỉ tấn C02 mỗi năm – phần lớn từ các hoạt động đốt phá rừng để lấy đất phục vụ việc chăn nuôi gia súc và trồng đậu nành. Trong khi đó, rừng Amazon chỉ ‘hấp thụ’ lại được khoảng 0,5 tỷ tấn khí CO2.

 Thải ra nhiều CO2 hơn mức hấp thụ được, các nhà khoa học xác nhận rừng Amazon không còn là lá phổi xanh của Trái Đất  - Ảnh 1.

Tình trạng đốt rừng đã khiến Amazon giờ đây thải ra nhiều khí CO2 hơn lượng khí được khu rừng này hấp thu

Tại một số khu vực khác của Amazon, đơn cử như ở khu vực Đông Nam, mặc dù không bị đốt phá, tình trạng khô hạn và nhiệt độ cao cũng khiến khu vực này thải ra nhiều khí C02, thay vì hấp thu. Đây có thể là hệ quả gián tiếp của việc phá và cháy rừng diễn ra hàng năm, khiến các khu rừng lân cận dễ bị ảnh hưởng hơn vào năm sau. Cây cối tạo ra nhiều mưa cho khu vực, vì vậy ít cây hơn đồng nghĩa hạn hán và các đợt sóng nhiệt cũng diễn ra thường xuyên hơn, khiến cây cối chết và cháy nhiều hơn – tất cả điều này tạo ra một vòng lặp cực kỳ nguy hiểm.

"Chúng ta đang có một vòng lặp rất tiêu cực khiến rừng dễ bị tổn hại từ những đám cháy không kiểm soát" - Luciana Gatti, nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu không gian quốc gia của Brazil, tác giả chính của nghiên cứu, nhận định.

"Tin xấu thứ nhất là việc đốt rừng đã khiến lượng CO2 được thải ra cao gấp 3 lần mức CO2 mà rừng có thể hấp thu. Tin xấu thứ 2 là những nơi có tỉ lệ phá rừng trên 30%, sự phát thải khí CO2 cao gấp 10 lần những khu vực rừng bị phá dưới 20%" - bà Gatti nói.

Từ lâu nay, cây trồng và các loại thực vật đã hấp thụ khoảng ¼ lượng khí thải sinh ra từ nhiên liệu hóa thạch của cả thế giới (kể từ năm 1960), trong đó rừng Amazon đóng vai trò rất lớn. Các nhà khoa học cho biết, việc Amazon mất đi khả năng hấp thụ CO2 là một cảnh báo cho thấy việc cắt giảm lượng khí thải từ nhiên liệu hóa thạch là cấp thiết hơn bao giờ hết.

Trước đó, một nghiên cứu vệ tinh được công bố vào tháng 4 cho thấy rừng Amazon của Brazil đã thải ra khí quyển nhiều hơn gần 20% carbon dioxide trong một thập kỷ qua so với lượng carbon mà nó hấp thụ. Nghiên cứu theo dõi 300.000 cây trong hơn 30 năm, được công bố vào năm 2020, cho thấy các khu rừng nhiệt đới đang hấp thụ ít CO2 hơn trước đây.

Tham khảo The Guardian

Anh Việt

Pháp luật và bạn đọc

Xem thêm: nhc.85675408081701202-tad-iart-auc-hnax-iohp-al-al-noc-gnohk-nozama-gnur-nahn-cax-coh-aohk-ahn-cac-coud-uht-pah-cum-noh-2oc-ueihn-ar-iaht/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thải ra nhiều CO2 hơn mức hấp thụ được, các nhà khoa học xác nhận rừng Amazon không còn là 'lá phổi xanh' của Trái Đất”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools