Y bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy là "quân chủ lực" tại Bệnh viện hồi sức 1.000 giường,trong đó phụ trách 300 giường hồi sức nặng và 30 giường hồi sức nguy kịch - Ảnh: AN MỸ
Bên cạnh việc đề nghị các bệnh viện xây dựng phương án "tách đôi bệnh viện" (vừa điều trị bệnh nhân thông thường, vừa điều trị bệnh nhân COVID-19), trưng dụng ký túc xá và chung cư tái định cư làm bệnh viện dã chiến, ngành y tế TP.HCM đang chạy đua xây dựng thêm nhiều bệnh viện dã chiến ở huyện Bình Chánh, TP Thủ Đức…
Như Bệnh viện hồi sức COVID-19 với quy mô 1.000 giường - được mệnh danh là "trung tâm ICU" lớn nhất TP.HCM, vừa hoạt động tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cơ sở 2 (TP Thủ Đức) - sẽ điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng.
Cùng với lực lượng tại chỗ, những ngày qua lớp lớp nhân viên, cán bộ y tế tinh nhuệ trên cả nước có nhiều kinh nghiệm trong các đợt dịch trước ở Đà Nẵng, Quảng Nam, Hải Dương... được tăng cường cho thành phố.
"Đây là trận đánh lớn nhất và chúng tôi hy vọng là trận đánh cuối để chúng ta đẩy lùi COVID-19" - bác sĩ Trần Thanh Linh, phó khoa hồi sức cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) kiêm phó giám đốc Bệnh viện hồi sức COVID-19, chia sẻ.
Y bác sĩ được huy động chi viện lên đường - Ảnh: AN MỸ
Nhân viên y tế sẵn sàng tiếp nhận bệnh - Ảnh: AN MỸ
Dự kiến sẽ có gần 1.400 nhân viên y tế đến từ 15 đơn vị trên cả nước chi viện cho TP.HCM - Ảnh: AN MỸ
Nhân viên y tế chuẩn bị lắp hệ thống ICU (hồi sức) cho các giường bệnh nặng Ảnh: AN MỸ
Sáng 17-7, các ca bệnh F0 nặng đã được chuyển đến bệnh viện điều trịẢnh: AN MỸ
2 dãy phòng điều trị gần hoàn thiện tại bệnh viện dã chiến 2.380 giường ở quận 7, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Công nhân thi công bệnh viện dã chiến quy mô 3.500 giường ở huyện Bình Chánh, TP.HCM chiều 16-7 - Ảnh: QUANG ĐỊNH
TTO - Sáng 17-7, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã làm việc trực tuyến với TP.HCM về công tác phòng, chống dịch COVID-19. Tham dự hội nghị có Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên.
Xem thêm: mth.28684659081701202-nol-hnad-nart-ohc-gnas-nas/nv.ertiout