vĐồng tin tức tài chính 365

Xóa bỏ thế độc quyền dịch vụ chuyển mạch tài chính: Không thể trì hoãn

2021-07-18 12:32

Quyết định 149/QĐ-CP đã bước sang tuổi thứ 2, song dường như yêu cầu cấp bách về việc “xây dựng cơ chế cho hoạt động chuyển mạch tài chính, bù trừ điện tử theo hướng cho phép thêm các tổ chức, doanh nghiệp có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung ứng dịch vụ” vẫn chưa có động thái nào thay đổi. Nhiều chuyên gia kinh tế thẳng thắn chỉ ra, trong bối cảnh đòi hỏi phát triển nền kinh tế số như hiện nay, ngay cả kế hoạch phát triển tiền điện tử cũng đã bắt đầu rục rịch thì không có lý do nào để trì hoãn phá bỏ thế độc quyền và mở rộng cánh cửa cho các doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia cung cấp dịch vụ chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử.

Xóa bỏ thế độc quyền dịch vụ chuyển mạch tài chính: Không thể trì hoãn

“Quyết định 149/QĐ-CP đã mở ra khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp và buộc phải đổi mới. Doanh nghiệp ở đây được hiểu rằng không phải là các tổ chức tín dụng, mà là các doanh nghiệp Fintech, các doanh nghiệp trung gian thanh toán và các công ty tài chính sẽ được tham gia vào quá trình tương tác với khách hàng và thực hiện các nghiệp vụ mà lâu nay chỉ có ngân hàng mới được thực hiện” – Ts. Nguyễn Đức Kiên – Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ - nhận định về ý nghĩa của việc ban hành Quyết định số 149/QĐ-CP ngày 22.1.2020 của Thủ tướng.

Thế nhưng đã 1 năm rưỡi trôi qua, mặc cho cả hệ thống chính trị nỗ lực vào cuộc thúc đẩy nền kinh tế số và nỗ lực tiến vào cuộc cách mạng công nghệ 4.0, đòi hỏi của Chính phủ với dịch vụ chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử dường như vẫn “giậm chân tại chỗ”.

Lý giải cho sự chậm trễ (có thể) vì lý do khách quan, ĐBQH khóa XIV – Phó trưởng Ban Dân nguyện Quốc hội, Ts. Lưu Bình Nhưỡng nhận định: Một số công việc triển khai thực hiện quy định, chỉ đạo của Thủ tướng có thể còn trì trệ do tình hình COVID-19 vì việc này liên quan đến công tác phối hợp giữa các bộ ngành khác nhau. Cũng cần có sự nghiên cứu một cách căn bản giữa các nhà khoa học để chúng ta có thể xác định được bản chất của vấn đề, cũng như cách thức triển khai như thế nào để tham mưu cho các cấp lãnh đạo có thẩm quyền để triển khai.

Xóa bỏ thế độc quyền dịch vụ chuyển mạch tài chính: Không thể trì hoãn
Xóa bỏ thế độc quyền dịch vụ chuyển mạch tài chính: Không thể trì hoãn

Tuy nhiên, theo tôi, hơn lúc nào hết, đây là lúc chúng ta phải thực hiện các quy định này và để chúng ta đưa vào việc tổ chức thực hiện càng nhanh càng tốt, càng sớm càng tốt.

Thứ nhất, nhu cầu về chuyển mạch tài chính hiện nay là lớn, đặc biệt trong quá trình chúng ta phòng chống dịch. Hoạt động trực tuyến càng ngày càng lớn và càng đòi hỏi tốc độ cao, một tính khẩn trương, một sự an toàn thì chúng ta cần có sự chuẩn bị tốt để chuyển mạch tài chính nhanh. Nhu cầu mua bán, giao dịch, phát hành, quản lý hầu hết được thực hiện thông qua trực tuyến nên không có lý do gì chúng ta vẫn tiến hành theo các biện pháp cổ điển.

Thứ hai, trên cơ sở nhu cầu tăng, chúng ta không đủ sức để có thể đảm bảo cho quá trình chuyển mạch hiện nay. Khi nhu cầu tăng, cơ sở hạ tầng chuyển mạch tài chính hiện có không thể đáp ứng được, tốc độ không thể cao, giao dịch không thể minh bạch.

Vấn đề thứ ba, theo đúng quy định của pháp luật, tinh thần của pháp luật là nhà nước nắm vai trò quản lý, chứ nhà nước không đứng ra thực hiện, cho nên các doanh nghiệp, công dân có khả năng thực hiện được những điều mà pháp luật không cấm thì nên chuyển giao cho họ.

Xóa bỏ thế độc quyền dịch vụ chuyển mạch tài chính: Không thể trì hoãn
Xóa bỏ thế độc quyền dịch vụ chuyển mạch tài chính: Không thể trì hoãn

Nhắc tới câu chuyện chậm trễ tạo hành lang pháp lý để các doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia cung cấp dịch vụ chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử, hàng loạt câu hỏi đã được đưa ra. Lợi ích đã nhìn thấy rõ ràng, vậy phải chăng việc “cố thủ” duy trì thế độc quyền chỉ để duy nhất một đơn vị cung cấp dịch vụ chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử vì lý do đảm bảo an ninh tiền tệ (?), tính minh bạch (?), lợi ích quá lớn (?),…

Ông Lưu Bình Nhưỡng khẳng khái cho rằng: Không có lĩnh vực nào không liên quan đến an ninh quốc gia. Như vậy, vấn đề là chúng ta cần đặt ra, những quy định quy chế, tiêu chí, tiêu chuẩn ở tuỳ từng mức độ. Ví dụ, chúng ta lựa chọn những doanh nghiệp như thế nào tham gia thị trường này, điều kiện về vốn, điều kiện về nhân lực, đặc biệt là nhân lực trình độ cao, điều kiện về kinh doanh, hay nói cách khác, doanh nghiệp phải chịu sự quản lý, sự giám sát chặt chẽ của hệ thống giám sát ngân hàng và tài chính quốc gia, cũng như là vấn đề an ninh quốc gia.

Chúng ta có Luật An toàn thông tin, chúng ta có Luật An ninh mạng, chúng ta có đầy đủ các công cụ. Vậy những đơn vị nào đáp ứng đầy đủ được những điều kiện đó thì người ta được quyền tham gia và chịu sự giám sát. Ở đây, Ngân hàng Nhà nước là chủ trì sẽ phối hợp với các cơ quan tổ chức có liên quan để chúng ta xây dựng nên bộ tiêu chí, nếu ai đáp ứng được bộ tiêu chí này thì chúng ta sẽ công nhận họ để họ tham gia vào lĩnh vực này.

Còn theo Ts. Lê Đăng Doanh – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nhận định: “Điều kiện của các đơn vị tham gia chuyển mạch tài chính, về mặt kỹ thuật. Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ có quy định cụ thể và về an toàn tài chính, tôi mong Ngân hàng Nhà nước sẽ có hướng dẫn chi tiết và điều kiện cụ thể, đồng thời giúp đỡ để cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia”.

Xóa bỏ thế độc quyền dịch vụ chuyển mạch tài chính: Không thể trì hoãn
Xóa bỏ thế độc quyền dịch vụ chuyển mạch tài chính: Không thể trì hoãn
Xoá bỏ thế độc quyền chuyển mạch tài chính: Độc quyền làm hạn chế đổi mới sáng tạo

TS. Nguyễn Đức Kiên chia sẻ với Lao Động: Cách đây 1 tuần, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã họp lại với 16 tổ chức tín dụng chiếm thị phần lớn tại nước ta và đã thống nhất hạ lãi suất cho vay xuống. Ở đây, ngoài ý nghĩa là các tổ chức tín dụng chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì còn nhìn thấy rằng, việc các tổ chức tín dụng áp dụng công nghệ đã giúp giảm chi phí ở trong nội bộ. Đây cũng là điều kiện giảm lãi suất cho vay.

Cùng quan điểm, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương – Ts. Lê Đăng Doanh nhận định: Chúng ta hiện nay đang sống trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế số. Như chúng ta đã thấy, nhờ có kinh tế số mà xuất khẩu vải thiều Bắc Giang, Hải Dương đã có những kết quả rất ngoạn mục, nay chúng ta cũng có thể xuất khẩu thanh long và nhiều mặt hàng khác qua kinh tế số.

Theo Quyết định 149/QĐ-CP, chúng ta cần phải đẩy mạnh việc cho nhiều doanh nghiệp cùng tham gia và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia. Hiện nay, Thủ tướng đã có quyết định giao Ngân hàng Nhà nước là cơ quan chủ trì nghiên cứu thí điểm tiền ảo dựa trên công nghệ Blockchain.

Xóa bỏ thế độc quyền dịch vụ chuyển mạch tài chính: Không thể trì hoãn

Ts. Lưu Bình Nhưỡng nhận định lợi ích thấy rõ khi “tăng tính cạnh tranh giữa các đơn vị với nhau và trước hết nâng cao chất lượng, giảm chi phí, giúp chúng ta phân phối lợi ích, lợi nhuận xã hội ra nhiều người, tránh tình trạng độc quyền, tránh tình trạng một người thu gom nhiệm vụ, nhưng anh trì hoãn, bắt chẹt về lợi ích, gây tăng chi phí xã hội, đầu tư xã hội và giảm lợi ích của người dân, doanh nghiệp.

Nếu chúng ta tăng thêm doanh nghiệp tham gia vào thị trường chuyển mạch tài chính thì khả năng quản lý nhà nước, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng tài chính sẽ được nâng lên. Ngân hàng Nhà nước có nhiều cơ sở để quản lý thông qua hệ thống giao dịch điện tử này sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn, giảm bớt khâu trung gian, độ chính xác cao hơn, tính kịp thời tốt hơn. “Tôi nghĩ có nhiều lợi ích từ phương diện quản lý Nhà nước cũng như phương diện hoạt động xã hội đến lợi ích của các bên tham gia vào quá trình này”.

Xóa bỏ thế độc quyền dịch vụ chuyển mạch tài chính: Không thể trì hoãn
Xóa bỏ thế độc quyền dịch vụ chuyển mạch tài chính: Không thể trì hoãn
Xóa bỏ thế độc quyền dịch vụ chuyển mạch tài chính: Không thể trì hoãn

Theo Ts. Nguyễn Đức Kiên, hiện nay việc thực hiện chuyển mạch tài chính, giao dịch quốc tế của Việt Nam tương đối thuận lợi. Đến thời điểm này, chúng ta khẳng định chưa gặp khó khăn gì trong vấn đề thanh toán quốc tế. Mặc dù trong 6 tháng đầu năm nay, trong điều kiện dịch bệnh COVID-19 phức tạp, nhưng tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam vẫn đạt trên 28% và tăng trưởng nhập khẩu đạt trên 30%. Như vậy, hiện nay hệ thống mạng lưới thanh toán của Việt Nam đang đáp ứng được tất cả nhu cầu của các doanh nghiệp, mọi thành phần kinh tế.

Song cũng theo Ts. Nguyễn Đức Kiên, chúng ta không loại trừ vào một thời điểm nào đó vào năm 2025, hoặc năm 2030 khi chúng ta hướng tới trở thành nước công nghiệp với GDP vào khoảng gần 1.000 tỉ USD thì chúng ta sẽ phải có những hệ thống thanh toán song song để giảm bớt hiện tượng nghẽn mạch và rủi ro trên thị trường.

Xóa bỏ thế độc quyền dịch vụ chuyển mạch tài chính: Không thể trì hoãn
Xóa bỏ thế độc quyền dịch vụ chuyển mạch tài chính: Không thể trì hoãn

Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đang giao cho một số cơ quan nghiên cứu phát triển ngân hàng số. Ngân hàng Nhà nước và Đảng uỷ khối doanh nghiệp Trung ương đã có các Nghị quyết chuyên đề về xây dựng ngân hàng số và kinh tế số. Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng nghiên cứu thêm một bước nữa về đồng tiền số.

“Đây là những nghiên cứu cơ bản để giúp cho Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ có lộ trình chỉ đạo về thanh toán không dùng tiền mặt và những vấn đề phát triển của kinh tế số. Nếu không có gì thay đổi thì chúng ta sẽ triển khai mạnh mẽ việc nghiên cứu và tổ chức ứng dụng ngân hàng số và kinh tế số.” - Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho biết.

Trong bối cảnh như vậy, nếu Việt Nam bắt nhịp được ngân hàng số và đồng tiền số thì độ trễ của Việt Nam so với các nước khác trên thế giới sẽ không lớn. Còn nếu chúng ta hiện đại hoá hệ thống ngân hàng theo nếp cũ, tuần tự đi theo bám đuổi thì tổ chức tín dụng của chúng ta cách họ nhiều chục năm, chúng ta khó vươn lên ngang với họ.

Ts. Nguyễn Đức Kiên khẳng định, đây là một lợi thế trong Nghị quyết chuyển đổi số của Chính phủ đã nhấn mạnh. Là cơ quan nghiên cứu tư vấn, Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng sẽ cố gắng tìm ra những giải pháp để tư vấn cho Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ để sang năm 2030, xuất phát điểm của nền kinh tế Việt Nam so với các nước G20 ở một số lĩnh vực tương tự như nhau mà đặc biệt ở đây là lĩnh vực ngân hàng và tiền tệ.

Xóa bỏ thế độc quyền dịch vụ chuyển mạch tài chính: Không thể trì hoãn

Hiện nay, Chính phủ đã dùng chính sách, cơ chế để huy động các nguồn vốn và tạo điều kiện cho các công ty Fintech gia nhập thị trường tài chính. Trong những năm tới, chúng ta sẽ đẩy mạnh việc tham gia thị trường của các công ty Fintech. Song, chúng ta phải chấp nhận trong quá trình gia nhập thị trường sẽ có rất nhiều công ty Fintech bị bật ra.

Ví dụ như Uber khi mới vào Việt Nam, đó là công ty có tiềm lực về tài chính và công nghệ rất lớn nhưng cuối cùng cũng phải bán lại cho Grab. Đây là minh chứng cho thấy trong quá trình gia nhập thị trường có rất nhiều doanh nghiệp không vào được guồng máy. Trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước là phải đảm bảo quyền lợi của những người tham gia.

Nói về tiêu chí cho các đơn vị muốn tham gia thị trường chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử, Ts. Nguyễn Đức Kiên cho rằng cần đứng ở góc độ quản lý đặt ra 2 tiêu chí.

Thứ nhất là khả năng tiếp cận của người tiêu dùng với hệ thống đó, có thuận tiện, đảm bảo sự kiểm soát của người tiêu dùng với đồng tiền của họ.

Thứ 2, họ có thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà nước là nộp thuế đầy đủ không. Còn việc doanh nghiệp lớn mạnh hay rủi ro khi gia nhập lĩnh vực tài chính do thị trường quyết định.

Theo ông Kiên, đây là một lĩnh vực tiêu rất nhiều tiền. Nếu doanh nghiệp nào có nguồn lực tài chính hạn chế phải kết hợp với các “ông khổng lồ”.

Xóa bỏ thế độc quyền dịch vụ chuyển mạch tài chính: Không thể trì hoãn

Đối với các ví điện tử, chúng ta không cho ví liên kết trực tiếp với các tài khoản ngân hàng để chống trường hợp họ bị hack. Song bên cạnh đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng bằng các biện pháp bảo vệ, thì cũng phải tính toán để những bảo vệ ấy không được trở thành lực cản cho việc tiếp cận thị trường của các công ty Fintech.

“Những gì có thể hỗ trợ doanh nghiệp và không trái với cam kết của Việt Nam với các tổ chức quốc tế thì chúng ta đều công khai. Ví dụ như với các doanh nghiệp Fintech khi họ ứng dụng khoa học công nghệ thì chúng ta có hỗ trợ về công nghệ, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Nếu họ là doanh nghiệp nhỏ và vừa, chúng ta có luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chúng ta hỗ trợ không chỉ tiền mà còn địa điểm làm việc, thuế thu nhập cá nhân của những người làm trong doanh nghiệp Fintech” – Ts. Nguyễn Đức Kiên chia sẻ.

Xóa bỏ thế độc quyền dịch vụ chuyển mạch tài chính: Không thể trì hoãn
Xóa bỏ thế độc quyền dịch vụ chuyển mạch tài chính: Không thể trì hoãn

Xem thêm: odl.528129-naoh-irt-eht-gnohk-hnihc-iat-hcam-neyuhc-uv-hcid-neyuq-cod-eht-ob-aox/enizagame/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Xóa bỏ thế độc quyền dịch vụ chuyển mạch tài chính: Không thể trì hoãn”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools