Người lao động như cắt tóc, gội đầu, làm nail... tại khu vực lao động phi chính thức sẽ cần có chứng chỉ hành nghề trong tương lai - Ảnh: HÀ QUÂN
Ông Vũ Trọng Bình, cục trưởng Cục Việc làm, Bộ Lao động, thương binh và xã hội (LĐ-TB&XH), cho hay Cục Việc làm, Ban kinh tế trung ương và Tổ chức Lao động thế giới nghiên cứu chứng chỉ kĩ năng nghề và chuẩn hóa nghề nghiệp như quốc tế, nhất là khu vực việc làm phi chính thức hiện có hàng chục triệu lao động như cắt tóc, làm nail, phục vụ nhà hàng... Mục đích nhằm chuẩn hóa kĩ năng, minh bạch, tránh rủi ro.
Bên cạnh đó, cục trưởng cục Việc làm cho rằng, việc nghiên cứu vị trí việc làm so với các nước cần thiết do "khoảng 100.000 lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam, con số này còn tăng nhanh" nên sẽ ảnh hưởng cơ hội cho lao động Việt Nam.
Ông Bình cũng nhắc tới gói hỗ trợ 4.500 tỉ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp nhằm đào tạo nghề cho người lao động là thời cơ vàng. Cụ thể, kinh phí đào tạo là 1,5 triệu đồng/người/tháng. Mức hỗ trợ cụ thể được tính theo tháng, thời gian học thực tế của từng nghề hoặc từng khóa học.
Để hiệu quả, trung tâm việc làm địa phương và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) phải phối hợp nắm vững địa bàn, lên danh sách doanh nghiệp và hỗ trợ nhà tuyển dụng tìm lao động.
Ngoài ra, Cục Việc làm đang xây dựng dự báo cung cầu lao động 2021 và 5 năm tới hướng tới báo cáo thường niên và xây dựng trạm quan trắc cung cấp thông tin cho 63 trung tâm việc làm toàn quốc.
Theo đó, đề án công nghệ thông tin về bảo hiểm thất nghiệp, dùng kinh phí Bảo hiểm thất nghiệp để thuê hạ tầng thông tin, kết nối 63 tỉnh thành trên hệ thống mở, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp khi tìm lao động.
Kết luận hội nghị, ông Lê Tấn Dũng, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, yêu cầu cơ sở GDNN địa phương cần có sự gắn kết hơn nữa với nhà tuyển dụng, doanh nghiệp; Sở LĐ-TB&XH địa phương tuyên truyền tới người sử dụng lao động triển khai hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động theo gói 4.500 tỉ đồng; cơ quan chuyên môn tiếp tục hoàn thiện thể chế...
"Không ngăn sông cấm chợ" trong tuyển sinh
Ông Đồng Văn Ngọc, hiệu trưởng trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội, đề xuất giải pháp giảng dạy trực tuyến, hỗ trợ học sinh ra trường và không "ngăn sông cấm chợ" trong tuyển sinh trực tuyến. Vị này cho hay, các trường mong muốn tuyển sinh học sinh từ nhiều địa phương trên cả nước tuy vậy việc tuyển học sinh khó khăn do dịch COVID-19 nên Tổng cục GDNN cần sớm có hướng dẫn cụ thể trong dạy học 4.0 "xuyên biên giới".
Về thí điểm tại trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội, ông Trương Anh Dũng, tổng cục trưởng Tổng cục GDNN, lưu ý giảng dạy 4.0 cần nghiên cứu kiểm soát chất lượng đào tạo, số lượng học sinh đông có hiệu quả không, phương pháp đào tạo trực tuyến ra sao, xây dựng ngân hàng học liệu số… Tuy vậy, ông Dũng vẫn ủng hộ thí điểm và cho rằng "thể chế, chính sách phải đi trước 1 bước".
Qua 6 tháng đầu năm, cả nước tuyển được 645.000 người đạt 27,2% kế hoạch 2021, bằng 83% cùng kỳ 2020). Nguyên nhân tuyển sinh nghề thấp là do dịch bệnh, 6 tháng đầu năm chưa phải cao điểm tuyển sinh (cao điểm từ tháng 7 đến tháng 11), nhiều địa phương chưa phê duyệt kế hoạch 5 năm 2021 - 2025…
Số lao động nông thôn được đào tạo 350.000 người, trong đó số người được hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng là 40.000 người. Một số ngành nghề tuyển sinh tốt như Máy tính, Công nghệ thông tin, Kỹ thuật, Công nghệ kỹ thuật, Du lịch...
TTO - Bộ Lao động, thương binh và xã hội đề nghị các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc phạm vi quản lý giữ ổn định mức học phí trong năm học 2021 - 2022 như năm học vừa qua.
Xem thêm: mth.98392751102701202-lian-mal-cot-tac-ohc-ehgn-ihc-gnuhc-uuc-neihgn-gnad/nv.ertiout