Nguyên tắc, nội dung, điều kiện, đối tượng, mức hỗ trợ và phương thức chi trả thực hiện theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
(Ảnh minh họa: Dân trí)
Theo nội dung Quyết định số 3642/QĐ-UBND, lao động tự do là đối tượng được hỗ trợ theo quy định tại khoản 1 điều, 3 của Luật Việc làm, làm việc trong các ngành nghề bị mất việc làm do phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu tại các văn bản chỉ đạo của UBND thành phố.
Các văn bản chỉ đạo của UBND thành phố là Công điện số 04/CĐ-UBND, ngày 29/4/2021, của Chủ tịch UBND thành phố về tăng cường thực hiện phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội; Công điện số 06/CĐ-UBND, ngày 3/5/2021 của Chủ tịch UBND thành phố về tạm dựng các hoạt động không thiết yếu để phòng, chống dịch. Tiếp đến là Chỉ thị số 12/CT-UBND, ngày 11/5/2021 của UBND thành phố về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch...
Ngoài ra, nhóm lao động tự do khác được hỗ trợ là người lao động bị cách ly, cư trú trong khu vực bị phong tỏa theo quyết định của cấp có thẩm quyền, trừ trường hợp người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.
Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động (lao động tự do) đủ điều kiện hỗ trợ khi cư trú hợp pháp trên địa bàn thành phố; bị mất việc làm do phải dừng hoạt động trong thời gian từ ngày 1/5/2021 đến 31/12/2021. Mức hỗ trợ là 1,5 triệu đồng/người/lần. Phương thức chi trả theo hình thức trực tiếp cho người lao động trên cơ sở danh sách được phê duyệt.
Đối với các trường hợp lao động bị mất việc làm thuộc các ngành nghề bị tạm dừng hoạt động sau ngày Quyết định số 3642/QĐ-UBND có hiệu lực thi hành, các bên liên quan áp dụng theo văn bản chỉ đạo của UBND Thành phố hoặc chính quyền địa phương theo từng thời điểm và diễn biến của dịch COVID-19.
Về nguồn kinh phí hỗ trợ trực tiếp, đối với các nhiệm vụ do Sở, ngành thực hiện, kinh phí thực hiện chính sách do ngân sách thành phố bảo đảm theo quy định.
Đối với các quận, huyện, thị xã sử dụng ngân sách của quận, huyện, thị xã (50% dự phòng ngân sách các cấp, nguồn cải cách tiền lương còn dư) để kịp thời chi trả cho các đối tượng thụ hưởng, ngân sách thành phố bổ sung kinh phí còn thiếu cho các huyện, thị xã để thực hiện chính sách.
Kinh phí hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động được bảo đảm từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
UBND thành phố giao các Sở, ngành, UBND các quận, huyện chịu trách nhiệm tổ chức triển khai kịp thời chính sách hỗ trợ theo nhiệm vụ được phân công, bảo đảm công khai, minh bạch và đúng quy định của pháp luật; hướng dẫn các doanh nghiệp, đơn vị, người lao động và các đối tượng có liên quan trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện.
Cùng với đó, UBND TP Hà Nội cũng yêu cầu các Sở, ngành, UBND các quận, huyện tổ chức thanh tra, kiểm tra chuyên đề công tác triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ theo nhiệm vụ được phân công; kiên quyết xử lý các trường hợp sai phạm, gây khó khăn, phiền hà, chậm trễ trong triển khai thực hiện... Trong đó, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội chủ trì theo dõi, đôn đốc các Sở, ngành, UBND cấp quận, huyện, thị xã trong việc tổ chức triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ trên địa bàn thành phố.
VTV.vn - Động thái này được cho là kịp thời để hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn trong đợt bùng phát dịch lần thứ 4.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.59383928122701202-ion-ah-iat-od-ut-gnod-oal-ohc-nal-iougn-gnod-ueirt-51-ort-oh/et-hnik/nv.vtv