vĐồng tin tức tài chính 365

Khó áp dụng '3 tại chỗ' cho doanh nghiệp có đông công nhân

2021-07-23 03:39

Khó áp dụng '3 tại chỗ' cho doanh nghiệp có đông công nhân

Lê Anh

(KTSG Online) - Khi 19 tỉnh thành phía Nam thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 các doanh nghiệp phải đáp ứng được một trong hai điều kiện là  “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường, 2 địa điểm” thì mới được hoạt động. Một số quy định doanh nghiệp cho biết khó đáp ứng được như 5 người một toilet vì với doanh nghiệp có 10.000 lao động thì phải cần xây 2.000 toilet.

Doanh nghiệp tại Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) TPHCM bố trí chỗ ở tại chỗ cho nhân viên- Ảnh: QTSC

Tại TPHCM ông Phạm Thanh Trực, Phó trưởng Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất (HEPZA) cho biết, tính đến ngày 21-7, HEPZA đã nhận được 618 hồ sơ của doanh nghiệp đăng ký vừa cách ly, vừa sản xuất với phương án "3 tại chỗ" và "1 cung đường, 2 điểm đến”.

Sau khi nhận hồ sơ đăng ký, HEPZA đã phối hợp với ngành Y tế, Công an TPHCM thực hiện kiểm tra 479 doanh nghiệp và xác định 411 doanh nghiệp đủ điều kiện hoạt động với tổng số 44.145 người lao động.

Ông Trực cho biết, khi thực hiện phương án “3 tại chỗ” đã xảy ra tình trạng chủ doanh nghiệp không thực hiện ăn, ở cùng với công nhân tại công ty mà vẫn đi về hàng ngày. Theo HEPZA, đây là mối nguy cơ lây lan dịch bệnh rất lớn. Do đó, HEPZA đã yêu cầu các chủ doanh nghiệp phải thực hiện quy định “3 tại chỗ” cùng với người lao động.

Ngoài TPHCM, tại khu vực phía Nam tỉnh Bình Dương là nơi có rất nhiều khu công nghiệp với số lượng doanh nghiệp rất lớn. Theo số liệu thống kê của Ban Quản lý Các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương sau 5 đợt đăng ký (tính đến ngày 21-7), tỉnh Bình Dương có 1.732 doanh nghiệp đăng ký thực hiện theo 2 phương án “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường, 2 địa điểm”, đáp ứng chỗ ăn ở và làm việc cho 256.365 lao động.

Với số lượng 1.732 doanh nghiệp đăng ký thực hiện phương án sản xuất "3 tại chỗ", con số này khá khiêm tốn khi Bình Dương có đến 29 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động. Đây cũng là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp lớn với số lượng công nhân rất lớn

Tại tỉnh Đồng Nai số liệu thống kê của Ban Quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai cho thấy, đến ngày 21-7 có tổng cộng 343 doanh nghiệp đăng ký làm việc phương án “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường, 2 địa điểm” với số lượng khoảng 70.000 công nhân. Đây là con số khá nhỏ đối với một tỉnh có hơn 30 khu công nghiệp với khoảng 620.000 lao động như Đồng Nai.

Còn tại Bà Rịa- Vũng Tàu, tính đến ngày 21-7, đã có gần 160 doanh nghiệp tại các khu công nghiệp ở tỉnh này đăng ký phương án sản xuất “3 tại chỗ”.

Những con số thống kê về các doanh nghiệp đăng ký hoạt động với phương án “3 tại chỗ” tại các tỉnh cho thấy, để đáp ứng được một trong hai điều kiện không phải dễ.

Theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, phương án "3 tại chỗ" (sản xuất tại chỗ, ăn tại chỗ, nghỉ tại chỗ) rất khó áp dụng cho doanh nghiệp có hàng ngàn công nhân.

Đại diện của một doanh nghiệp tại Bình Dương (đề nghị không nêu tên) cho biết, khi thực hiện 3 tại chỗ với số lao động hàng ngàn người việc bố trí nơi ăn, ở, nghỉ ngơi, vệ sinh… cùng lúc cho hàng ngàn công nhân tại nơi làm việc là điều không thể thực hiện được. Ví dụ như quy định 5 người một toilet với doanh nghiệp có 10.000 lao động thì phải cần 2.000 toilet. Riêng việc bố trí quỹ đất để xây dựng được 5.000 toilet đã rất khó.

Đối với phương án "1 cung đường, 2 điểm đến” cũng rất khó thực hiện cho doanh nghiệp có hàng ngàn công nhân vì rất khó tìm được các nơi lưu trú có thể bố trí cùng lúc hàng ngàn người. Hơn nữa, chi phí cho xe đưa đón hàng ngày cũng rất lớn.

Qua ghi nhận thực tế cho thấy, các doanh nghiệp đăng ký thực hiện “3 tại chỗ” đa phần là các doanh nghiệp có số lượng lao động từ vài chục đến vài trăm người, chỉ rất ít doanh nghiệp lớn đáp ứng được điều kiện cho vài ngàn người. Nhiều doanh nghiệp không đáp ứng được phương án "3 tại chỗ" nên đã chọn phương án để công nhân tạm nghỉ việc, nhà máy tạm đóng cửa hoặc duy trì một phần nhỏ lao động để sản xuất nốt đơn hàng cũ.

Bà Nguyễn Thị Hà, công nhân làm việc cho một doanh nghiệp may ở Bình Dương nói với KTSG Online rằng, công ty bà đã cho công nhân tạm thời nghỉ việc từ ngày 19-7 do có quá nhiều công nhân doanh nghiệp không thể bố trí chỗ ăn ở tại chỗ.

"Khi cho công nhân nghỉ việc công ty khuyến khích người lao động sử dụng phép năm thì được hưởng lương như bình thường, nếu hết phép năm thì công ty chỉ trả mức lương tối thiểu vùng trong thời gian tạm nghỉ việc" bà Hà cho biết.

Mời xem thêm:

Doanh nghiệp công nghệ thực hiện '3 tại chỗ' để tiếp tục hoạt động

Doanh nghiệp chạy đôn đáo với phương án ‘3 tại chỗ’

Xem thêm: lmth.nahn-gnoc-gnod-oc-peihgn-hnaod-ohc-ohc-iat-3-gnud-pa-ohk/776813/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Khó áp dụng '3 tại chỗ' cho doanh nghiệp có đông công nhân”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools