vĐồng tin tức tài chính 365

Cách nhanh nhất “giúp” sếp đẩy nhân tài ra đi: Dung túng cho nhân viên kém và không tưởng thưởng nhân viên giỏi

2021-07-23 11:23

Thế nhưng điều tệ hại là nhân viên giỏi sẽ không nghỉ việc ngay, thay vào đó, họ sẽ dần dần lơ là công việc. Chuyên gia nghiên cứu về nhân sự Michael Kibler gọi hiện tượng này là "mất lửa" làm việc.

Michael Kibler nói rằng: "Mất lửa rất khác với kiệt sức, bởi vì những nhân viên mắc phải "chứng" này không cơ bản là không có bất kỳ khủng hoảng rõ ràng nào. Họ vẫn làm việc nhiều giờ, đóng góp cho các đồng đội, họ đồng ý với mọi nội dung cuộc họp. Tuy nhiên, họ đang làm việc trong trạng thái bị ức chế ngầm. Và hậu quả cuối cùng là họ sẽ ra đi".

Để ngăn chặn sự mất lửa, để giữ chân nhân tài, các công ty và người quản lý cần hiểu được những sai lầm đã đẩy nhân viên giỏi của mình vào trạng thái này:

1. Đặt ra quá nhiều quy tắc ngớ ngẩn

Công ty nào cũng cần những nguyên tắc nhưng không phải nguyên tắc nào cũng khiến nhân viên cảm thấy phù hợp. Những nhà lãnh đạo quá để ý đến việc quản lý nhân viên thường lập nên những nguyên tắc khiến nhân viên của họ cảm thấy như đang bị giám sát như một đứa trẻ. Đến một lúc nào đó, nhân viên sẽ nổi cáu và muốn tìm một nơi làm việc khác.

2. Đối xử "cào bằng"

Nếu công bằng là một nguyên tắc cần có trong một trường học thì ở nơi làm việc, đó lại là một thảm họa. Những nhân tài, người siêng năng làm việc sẽ cảm thấy bất công khi họ không được đánh giá cao. Rõ ràng là họ siêng năng hơn, giỏi hơn nhưng lại ngang hàng với những người không giỏi bằng họ, không siêng năng bằng họ. Nếu vậy, không sớm thì muộn họ cũng rời đi.

3. Dung túng cho những nhân viên có hiệu suất làm việc kém

Một ban nhạc Jazz bao gồm rất nhiều nghệ sĩ tài năng nhưng lại có một nhạc công kém cỏi thì đó vẫn là một ban nhạc tệ hại. Mọi người sẽ nhìn vào người nhạc công kém cỏi kia để đánh giá trình độ ban nhạc Jazz. Trong công ty cũng vậy, khi bạn cho phép một nhân viên lười biếng và kém cỏi tồn tại thì hiệu suất và nỗ lực của những nhân viên giỏi cũng sẽ bị kéo xuống.

4. Không nhận ra thành quả của nhân tài

Đó là sai lầm nghiêm trọng nhưng rất dễ mắc phải của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Mọi người đều thích được công nhận sự cố gắng, cống hiến và những thành tích họ đạt được. Việc nhà lãnh đạo tìm hiểu công việc và ghi nhận nỗ lực sẽ cho nhân viên sự động viên và cảm xúc tốt. Điều này có lợi cho công ty bởi vì khi được ghi nhận những nỗ lực mà mình đã bỏ ra thì nhân viên sẽ có động lực làm việc tích cực hơn và hiệu quả công việc theo đó cũng tăng lên.

Lãnh đạo công ty có 8 dấu hiệu này, sớm muộn cũng đẩy nhân tài ra đi - Ảnh 1.

5. Thiếu sự quan tâm

Hơn 50% số nhân viên nghỉ việc bởi vì mối quan hệ với sếp. Những nhà quản lý phải biết cách cân bằng giữa sự chuyên nghiệp, nguyên tắc với tính nhân văn. Đó là vị một sếp khi nhân viên thành công thì biết chúc mừng họ, khi nhân viên gặp khó khăn, thử thách thì biết đồng cảm và đồng hành với họ.

Những người sếp thiếu sự quan tâm đến nhân viên, cố gắng quản lý, thúc ép nhân viên làm việc sẽ không thể khiến bất cứ ai làm việc một cách hiệu quả.

6. Không cho nhân viên thấy bức tranh toàn cảnh

Không chỉ cần giao việc và động viên nhân viên hoàn thành tốt công việc, nhà lãnh đạo giỏi cần đưa ra cho nhân viên bức tranh toàn cảnh về công việc họ đang làm, đặc biệt là với nhân viên giỏi. Nếu không tìm thấy mục đích, không hiểu được tầm quan trọng cũng như hướng phát triển, những người giỏi sẽ tìm một công việc khác.

7. Không để nhân viên theo đuổi đam mê

Google cho phép nhân viên dành 20% thời gian để tự do làm bất cứ việc gì cho rằng "mang lại lợi ích cho nhân viên". Và Google đã cho ra đời những sản phẩm xuất phát từ niềm đam mê, sáng tạo của các nhân viên như Gmail hay AdSense.

Những nhân viên tài năng luôn ấp ủ niềm đam mê. Hãy tạo điều kiện cho họ được theo đuổi những đam mê đó. Thế nhưng, nhiều nhà quản lý lại bắt nhân viên làm việc theo ý mình. Những người như vậy thường có suy nghĩ sợ những nhân viên giỏi sẽ làm việc kém hiệu quả hơn do phân tán sự tập trung vào những công việc mà họ đam mê, thích thú.

Nỗi sợ đó là vô căn cứ. Bởi nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng những người có thể theo đuổi niềm đam mê trong công việc sẽ giúp nhân viên làm việc tốt hơn nhờ trạng thái tinh thần hưng phấn và đặc biệt năng suất lao động cao hơn 5 lần bình thường.

8. Không tạo ra những điều thú vị

Nếu nhân viên không vui vẻ, sai lầm thuộc về người lãnh đạo. Không ai có thể chuyên tâm làm việc nếu họ không vui vẻ. Những công ty tốt nhất thế giới đều biết cách nới lỏng các quy tắc để nhân dễ thở hơn.

Ví dụ, Google cung cấp cho nhân viên những bữa ăn miễn phí, làm mọi thứ để công việc trở nên thú vị hơn. Ví dụ họ có sân chơi bowling, lớp tập thể dục,… Nếu công sở thú vị, nhân viên không chỉ kết nối với môi trường làm việc tốt hơn, làm việc nhiều hơn, mà còn gắn bó với công ty lâu dài hơn.

Mai Phương

Theo INC

Xem thêm: nhc.13391619181701202-ioig-neiv-nahn-gnouht-gnout-gnohk-av-mek-neiv-nahn-ohc-gnut-gnud-id-ar-iat-nahn-yad-pes-puig-tahn-hnahn-hcac/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cách nhanh nhất “giúp” sếp đẩy nhân tài ra đi: Dung túng cho nhân viên kém và không tưởng thưởng nhân viên giỏi”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools