vĐồng tin tức tài chính 365

Những “chiêu độc” để doanh nghiệp siêu nhỏ lĩnh vực kinh tế chia sẻ vượt khủng hoảng

2021-07-23 15:01

Ban điều hành Đề án 844 (Bộ Khoa học công nghệ) và Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài mới đây đã tổ chức ký kết thoả thuận hợp tác nhằm kết nối và phát huy nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài hỗ trợ cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam.

Taị sự kiện, các chuyên gia công nghệ quốc tế, các startup công nghệ Việt Nam đã thành công trên thế giới với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm, qua đó tăng cường kết nối mạng lưới chuyên gia và tối ưu hóa nguồn lực hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Ông Phạm Kim Cương, cựu kỹ sư Google và hiện đang làm chủ công ty khởi nghiệp (start-up) CoHostAI đã có những chia sẻ thú vị về câu chuyện doanh nghiệp khởi nghiệp trong ngành kinh tế chia sẻ và cách nhiều doanh nghiệp siêu nhỏ vượt khủng hoảng Covid-19.

TÌNH THẾ ĐẢO NGƯỢC BỞI COVID-19

Nhìn lại năm đại dịch Covid-19, ông Phạm Kim đúc kết: "Sau hơn một năm đại dịch Covid-19 có thể coi là vô cùng khó khăn, tôi làm việc trong ngành kinh tế chia sẻ và du lịch, đây có thể coi là ngành nghề chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong đại dịch Covid-19. Tuy nhiên chắc hẳn rất nhiều bất ngờ khi mà nhiều doanh nghiệp vẫn còn tiếp tục sống sót và họ bắt đầu quay trở lại kinh doanh và lên nhiều kế hoạch cho tương lai khá vững vàng".

Để dự báo về tương lai của kinh tế chia sẻ, ông Phạm Kim nhìn lại quá trình phát triển của loại hình kinh doanh này trên thế giới từ những ngày đầu.

Theo ông Phạm Kim Cương, câu chuyện của AirBNB bắt đầu từ năm 2008 khi mà ba chàng trai quá khó khăn đến nỗi không có đủ tiền trả tiền thuê nhà, họ khởi đầu từ ý tưởng: "Tôi có thể thuê một phòng khách, đặt một cái đệm hơi vào đó và cho khách du lịch từ khắp nơi đến San Francisco thuê". Họ xây dựng trang web để kết nổi những người có chỗ trống không sử dụng đến và kết nối với khách du lịch đến trải nghiệm và được ở đó với chi phí rất rẻ.

Nhiều năm sau, AirBNB trở thành nền tảng đặt phòng lớn nhất thế giới, số lượng phòng lớn nhất ba khách sạn lớn nhất trên thế giới cộng lại. Và lẽ ra, họ đã trở thành nhà cung cấp chỗ ở cho thế vận hội Tokyo nếu mà không có đại dịch xảy ra.

Ông Phạm Kim Cương phân tích yếu tố giúp cho họ thành công chính là ngành kinh tế chia sẻ dựa trên kết nối trên mạng Internet. Khi đã phát triển lớn mạnh rồi, họ không chỉ làm chia sẻ phòng ốc nữa mà còn chia sẻ nhà, chia sẻ ô tô, và đến nơi rồi, hàng quán đóng cửa thì có thể sử dụng dịch vụ gọi đồ ăn.

Cũng theo cựu kỹ sư của Google, không chỉ vậy, hàng năm có hàng trăm công ty kinh tế chia sẻ mới ra đời và làm giàu thêm các hình thức chia sẻ. Và lẽ ra AirBNB đã lên sàn chứng khoán Mỹ, đánh dấu thành công lớn cho một công ty khởi nghiệp nếu không có Covid-19 xảy ra. Đại dịch Covid-19 xảy ra, mô hình này bị đảo lộn. Chỉ trong vòng 1 tháng, 90% đặt phòng bị hủy, CEO của AirBNB phải sa thải 25% nhân viên mới có đủ chi phí để duy trì hoạt động công ty, phải vay các chủ nợ tầm 2 tỷ USD và buộc phải dừng kế hoạch lên sàn chứng khoán Mỹ.

Các doanh nghiệp trong hệ thống nói trên cũng buộc phải sa thải rất nhiều nhân viên, đóng cửa nhiều cửa hàng, có những công ty lớn thậm chí đã phải đóng cửa hoàn toàn. Trước đây có thời điểm giãn cách xã hội, công suất phòng lập tức đều giảm chỉ còn 25%, tuy nhiên khi quy định cách ly được nới lỏng, các bên kinh doanh chia sẻ phòng lại kinh doanh được.

4 GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VÀ TỒN TẠI

Qua góc nhìn của ông Phạm Kim Cương, nhiều doanh nghiệp đã có nhiều cách để phục hồi nhanh chóng từ đại dịch Covid-19. Có những khách hàng, đối tác mà ông biết thậm chí đã hồi phục đến 50%.

Họ có điểm chung là gì? Đó chính là "tư duy tăng trưởng" (growth mindset).

Trong khủng hoảng, người ta có hai lựa chọn: một là đầu hàng; hai là cố gắng đương đầu theo kiểu mình chịu khó đóng cửa, mình tạm nghỉ cho đến khi nào hết dịch bệnh. Có người chịu buông tay nhưng có người khác lại coi đó là thời cơ để mở rộng kinh doanh, phát triển.

Ông Phạm Kim Cương dẫn ra hai ví dụ, một là Veque Homestay Hà Nội, nhóm bạn này chỉ có 5 người thôi, hoạt động rất có lãi từ trước đến giờ, doanh nghiệp tuy siêu nhỏ nhưng doanh số có thể nói là mơ ước của nhiều doanh nghiệp. Đến khi dịch xảy ra, ngành kinh doanh homestay cực kỳ khó khăn nhưng họ không chịu đầu hàng. Họ họp lại với nhau hàng ngày để nghĩ cách làm sao vượt qua dịch này và họ đã quyết định mở rộng. Sau khi sống sót qua các đợt bùng dịch Covid-19 của năm ngoái, từ tháng 4 vừa rồi, họ lại quyết định mở rộng. Trước đợt bùng dịch lần này, doanh thu của họ vẫn đạt 1 tỷ đồng/tháng.

Tương tự, có nhóm các bạn trẻ khác ở Đà Lạt cũng trong tình trạng tương tự. Khi dịch tại TP.HCM bùng phát, một nhà sáng lập từ bỏ để lại nhiều thách thức lớn, những người còn lại, những người điều hành bắt đầu nghĩ đến sáng kiến khuyến mại cho các khách du lịch nội tỉnh, họ lắng nghe những thông báo chính thức từ chính phủ hàng ngày, thông qua các nhóm chat Zalo, họ điều chỉnh chính sách theo đó rất linh hoạt.

Những “chiêu độc” để doanh nghiệp siêu nhỏ lĩnh vực kinh tế chia sẻ vượt khủng hoảng - Ảnh 1.
 Ông Phạm Kim Cương

Theo ông Phạm Kim Cương, giải pháp tồn tại của các doanh nghiệp kiểu này có thể tập trung vào 4 nhóm.

Thứ nhất là chuyển đổi mô hình khách, khách Tây giờ không còn đến Việt Nam nữa và phải chuyển sang tìm khách Việt, tuy nhiên sự chuyển đổi này không phải đơn giản vì thói quen của người Việt và nước ngoài rất khác nhau. Ví dụ như trước đây, chẳng nhà nào có nồi lẩu trong phòng cả nhưng sau này tất cả các nhà cho thuê đều phải đóng nồi lẩu và có đến 50% khách đến hỏi liên quan đến nồi lẩu.

Thứ hai, họ chuyển đổi mô hình hợp tác. Trước đây, các bạn trẻ này không có nhà, họ đi thuê nhà ở những người trên địa bàn của họ, mỗi tháng họ phải trả một cái giá cố định. Trước dịch, doanh thu nhiều hơn giá thuê, họ kinh doanh rất lãi. Dịch xảy ra, họ bị lỗ, nếu dịch tiếp diễn, chắc chắn họ không đủ tiền duy trì. Chính vì vậy họ chuyển sang mô hình chia sẻ doanh thu, nếu lợi nhuận cao, tiền chủ nhà thu về cũng tăng, còn nếu dịch quá căng thẳng, hai bên cùng chia sẻ thiệt hại. Nếu như trong tháng 6 vừa rồi, hai bên cùng giảm doanh thu nhưng không ai bị phá sản cả. Xét về bản chất, đây là sự chuyên môn hóa rất cao bởi người có nhà không có chuyên môn chăm sóc khách hàng, còn những người kinh doanh dịch vụ lại có khả năng chiều khách, tính chuyên môn hóa rất cao.

Thứ ba là chuyển đổi mô hình tài chính, trước đây họ vay ngân hàng, hoặc cầm cố tài sản vay ngân hàng, nhưng cách này cũng vô cùng áp lực vì luôn phải trả khoản tiền cố định hàng tháng hoặc có thể là tiền bố mẹ, bố mẹ cũng sẽ hỏi là tiêu đến đâu rồi. Các doanh nhân khởi nghiệp đã chuyển sang cách khôn ngoan hơn chính là gọi vốn từ các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư đồng hành với các doanh nhân khởi nghiệp, chấp nhận lãi cùng hưởng và lỗ cùng chịu. Ngoài ra phải kể đến nhiều đối tác chiến lược, họ đang muốn nhảy vào thị trường này mà họ không biết cách phải làm thế nào cả, họ sẵn sàng trở thành nhà đầu tư.

Thứ tư, khi khủng hoảng xảy ra, nhiều doanh nghiệp siêu nhỏ lựa chọn chuyển sang lĩnh vực khác. Ví dụ như một bạn đang kinh doanh dịch vụ lưu trú đã mở ra mô hình farmstay, cho khách du lịch đi cắm trại trên những vùng đất rất đẹp. Hoặc cũng có nhiều người chuyển sang kinh doanh nhà hàng, nhưng không phải nhà hàng kiểu truyền thống, thuê nhà mặt đường vì chi phí quá cao mà họ có khi chỉ thuê một nhà kho trong ngõ và bán đồ ăn qua ứng dụng. Hoặc có những người khi kinh doanh homestay không có khách, họ chuyển sang kinh doanh lĩnh vực khác, thậm chí linh hoạt sang đầu tư chứng khoán hay các kênh đầu tư ngắn hạn khác...

Chắc chắn sau đại dịch này, khả năng thích ứng của các doanh nghiệp nhỏ kinh doanh dịch vụ homestay sẽ rất nhanh. Dịch đợt này bùng họ đóng cửa rồi đợt sau đó khi tình hình tốt hơn họ lại nhanh chóng kinh doanh trở lại, các chuỗi lớn không thể làm được điều này.

Từ sau đại dịch này, người ta có thể nhìn thấy rõ một tương lai là nền kinh tế chia sẻ sẽ vô cùng phát triển. Kinh tế hợp tác hay còn gọi là kinh tế chia sẻ sẽ ngày một phát triển bùng nổ. Họ sẽ sử dụng tối đa nền tảng công nghệ để kết nối giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác hay cá nhân này với cá nhân khác, tổ chức này với tổ chức khác để cộng hưởng sự phát triển đó.

Ông Phạm Kim Cương trước đây từng làm kỹ sư cho Google tại Silicon Valley. Trong môi trường đó, tình cờ ông kiếm được cơ hội làm việc cho công ty AirBNB ở San Francisco. Sau khi làm việc ở đây 3 năm, ông Cương trở về Việt Nam với mong muốn làm được cái gì đó.

Trước năm 2019, ông Cương duy trì công ty ở Mỹ và Việt Nam, nhưng từ năm 2019 đã chuyển toàn bộ hoạt động của công ty về Việt Nam. CoHostAI là công ty cung cấp công nghệ giúp cho các quản gia quản trị homestay hay khách sạn nhỏ, và CoHostAI là công ty đầu tiên trên thế giới ứng dụng chatbot, trí tuệ nhân tạo để chăm sóc khách hàng và làm tăng trải nghiệm cho khách hàng.

Ngọc Diệp

Nhịp sống doanh nghiệp

Xem thêm: nhc.19335534132701202-gnaoh-gnuhk-touv-es-aihc-et-hnik-cuv-hnil-ohn-ueis-peihgn-hnaod-ed-cod-ueihc-gnuhn/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Những “chiêu độc” để doanh nghiệp siêu nhỏ lĩnh vực kinh tế chia sẻ vượt khủng hoảng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools