vĐồng tin tức tài chính 365

"Rất vô lý khi sữa, nước ngọt đóng lon không phải hàng thiết yếu"

2021-07-23 16:58

Trao đổi với Lao Động, lãnh đạo một doanh nghiệp cho biết, đối với những địa phương quy định sữa không phải là mặt hàng thiết yếu sẽ gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp, đồng thời cũng rất vô lý. Bởi mặt hàng sữa có hạn sử dụng ngắn ngày, nếu không tiêu thụ được sẽ hỏng hết.

Rất vô lý khi coi sữa không phải hàng thiết yếu

Phản ánh đến Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), nhiều hiệp hội ngành hàng cho biết, đặc trưng của ngành công nghiệp đó là tính kết nối sản xuất theo chuỗi không phân biệt địa giới hành chính, do đó, khi các địa phương áp dụng các chính sách, quy định khác nhau về giãn cách, kiểm soát lưu thông hàng hoá, quy định về thực phẩm thiết yếu… càng gây thêm khó khăn cho doanh nghiệp trong giao dịch, lưu thông hàng hoá.

Chẳng hạn, các mặt hàng đồ uống như bia, nước ngọt, nước uống đóng lon... không được xếp vào nhóm hàng hóa thiết yếu, nên không được lưu chuyển đến đại lý bán hàng, trong khi đó đồ uống thường có thời hạn sử dụng ngắn.

Trong khi đó đồ uống thường có thời hạn sử dụng ngắn, khoảng 2-3 tháng, nếu tình hình dịch bệnh kéo dài, hàng hoá không được lưu thông sẽ hết hạn sử dụng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Mặt hàng sữa được xếp vào nhóm hàng hoá thiết yếu ở tỉnh này, nhưng không thuộc nhóm hàng hoá thiết yếu ở tỉnh khác nên các doanh nghiệp sữa cũng không thể giao hàng đến đại lý.

Phản ánh tới Cục Công nghiệp, nhiều doanh nghiệp cho rằng, một số địa phương quy định sữa không phải là mặt hàng thiết yếu. Ảnh: HH
Phản ánh tới Cục Công nghiệp, nhiều doanh nghiệp cho rằng, một số địa phương quy định sữa không phải là mặt hàng thiết yếu. Ảnh: HH

Trao đổi với Lao Động, ông Trịnh Xuân Phong – Giám đốc một đại lý phân phối sữa của BiboMart cho biết, đối với những địa phương quy định sữa không phải là mặt hàng thiết yếu sẽ gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp, đồng thời cũng rất vô lý.

“Mặt hàng sữa có hạn sử dụng ngắn ngày, nếu không tiêu thụ được sẽ hỏng hết. Với tình hình này, nếu dịch bệnh diễn biến phức tạp, doanh nghiệp chúng tôi thực sự rất khó khăn, có thể phải tạm ngưng hoạt động.

Tôi nghĩ rằng, chính quyền địa phương nên có cách giải quyết sao cho hài hoà, hợp lý, để người dân có hàng dùng, còn doanh nghiệp thì bán được hàng. Nếu coi sữa không phải mặt hàng thiết yếu, người dân muốn đi mua sữa cho con uống cũng rất khó”, ông Phong cho hay.

Thế nào là hàng thiết yếu?

Bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, Điều 4 Luật Giá năm 2012 có giải thích cụm từ "hàng hoá, dịch vụ thiết yếu" là những hàng hoá, dịch vụ không thể thiếu cho sản xuất, đời sống, quốc phòng, an ninh, gồm: nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, dịch vụ chính phục vụ sản xuất, lưu thông; sản phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người và quốc phòng, an ninh.

Việc đưa ra định nghĩa về hàng hoá, dịch vụ thiết yếu để giúp cơ quan nhà nước điều tiết, bình ổn giá. Còn trên thực tế, chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định cụ thể, chi tiết các loại hàng hoá, dịch vụ thiết yếu trong thời gian thực hiện giãn cách, thực hiện Chỉ thị 16.

Đến nay, chỉ có Công văn số 2601/2020 của Văn phòng Chính phủ về thực hiện Chỉ thị 16, nêu một số hàng hoá, dịch vụ thiết yếu. Theo Chỉ thị này, hàng hoá thiết yếu bao gồm: lương thực, thực phẩm, dược phẩm, xăng dầu, điện, nước, nhiên liệu…).

Cụm từ "thực phẩm" được quy định rõ trong Luật An toàn thực phẩm. Theo đó, thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm.

Còn "thực phẩm tươi sống" là thực phẩm chưa qua chế biến bao gồm thịt, trứng, cá, thuỷ hải sản, rau, củ, quả tươi và các thực phẩm khác chưa qua chế biến.

Dựa trên hướng dẫn này, từng địa phương theo tình hình kinh tế xã hội, đặc thù sẽ ra danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu chi tiết được phép kinh doanh, sản xuất...

Trước khó khăn hiện hữu, các hiệp hội ngành hàng đề xuất, bổ sung mặt hàng thực phẩm, kể cả đồ uống, sữa và nguyên liệu dịch vụ (gồm dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa...) phục vụ sản xuất kinh doanh trong ngành chế biến, chế tạo là các hàng hoá, dịch vụ thiết yếu phục vụ tiêu dùng, sản xuất.

Họ cũng đề nghị các địa phương cho phép họ sớm được quay lại sản xuất khi các điều kiện phòng chống dịch bệnh được đảm bảo. Đồng thời, bỏ quy định về định mức số lượng ôtô ra vào địa phương và cho phép sử dụng kết quả test nhanh, test gộp với lái xe và người lao động di chuyển liên tỉnh thay vì chỉ chấp nhận kết quả PCR.

Xem thêm: odl.157339-uey-teiht-gnah-iahp-gnohk-nol-gnod-togn-coun-aus-ihk-yl-ov-tar/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“"Rất vô lý khi sữa, nước ngọt đóng lon không phải hàng thiết yếu"”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools