Khi tạp chí The Economist lần đầu giới thiệu chỉ số Big Mac Index vào 35 năm trước, 1 chiếc bánh kẹp hamburger Big Mac nổi tiếng của hãng đồ ăn nhanh McDonald’s chỉ có giá 1,6 USD tại Mỹ. Hiện nay, giá đã lên đến 5,65 USD (lấy giá trung bình tại 4 thành phố) – mức tăng vượt lạm phát trong cùng kỳ.
Trên thực tế, "nơi khai sinh" ra Big Mac chính là một trong những nơi chiếc bánh kẹp này có giá đắt đỏ nhất, theo số liệu thống kê tại hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới do The Economist thực hiện. Ví dụ, tại Việt Nam, giá Big Mac là 69.000 đồng. Theo tỷ giá hiện nay, với 69.000 đồng bạn mua được 3 USD. Vì thế có thể nói 1 chiếc Big Mac ở Việt Nam rẻ hơn 47% so với tại Mỹ.
Đồng nội tệ của các quốc gia và vùng lãnh thổ hiện đang bị định giá cao (+)/thấp (-) bao nhiêu % so với USD
Chỉ số Big Mac Index không ra đời để hướng dẫn bạn tìm chỗ mua bánh hamburger rẻ nhất mà đã trở thành 1 thước đo sức mạnh của các đồng tiền. Trên lý thuyết, giá trị của 1 đồng tiền sẽ phản ánh sức mua của nó, tuân theo quy tắc ngang giá sức mua (PPP) – khái niệm do nhà kinh tế học người Thụy Điển Gustav Cassel đưa ra năm 1918.
Vì 69.000 đồng và 5,65 USD có sức mua như nhau (đều mua được 1 chiếc Big Mac), đáng lẽ tỷ giá nên ở mức 69.000 đồng đổi được 5,65 USD. Tuy nhiên trên thực tế tỷ giá lại là 69.000 đồng đổi được 3 USD, do đó tiền đồng đang bị định giá thấp hơn 47% so với giá trị thực.
Cũng theo cách tính toán này thì hầu hết các đồng tiền trên thế giới đều đang bị định giá thấp, ví dụ như euro, bảng Anh, yên Nhật, nhân dân tệ, rúp Nga hay rupee Ấn Độ. Franc Thụy Sĩ hay đồng nội tệ của Na Uy là 2 trong số các đồng tiền ít ỏi bị định giá cao.
Nơi mà bạn có thể mua 1 chiếc Big Mac với giá rẻ nhất là Lebanon. Mặc dù giá đã tăng khá nhiều, lên 37.000 pound, trên thị trường chợ đen 1 USD đổi được 22.000 pound, tức giá 1 chiếc bánh chỉ tương đương 1,68 USD. Một trong những lý do khiến giá bánh rẻ như vậy có lẽ là do các nhà nhập khẩu ở Lebanon có thể mua các nguyên liệu như bột mì và phomai với giá rẻ.
Cũng có nhiều ý kiến cho rằng chỉ số Big Mac mang đến cái nhìn sai lệch bởi rõ ràng trung bình giá của những chiếc bánh kẹp ở các nước nghèo nên rẻ hơn ở các nước giàu do chi phí nhân công ở nước nghèo rẻ hơn.
Tham khảo The Economist
Xem thêm: nhc.52852156132701202-74-paht-aig-hnid-ib-gnod-neit-cam-gib-os-ihc/nv.fefac