Phó chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu quan điểm về chính sách giảm nghèo bền vững - Ảnh: Quochoi.vn
Chiều 23-7, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về chương trình quốc gia về giảm nghèo bền vững và chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, với tổng nguồn vốn dự kiến triển khai lên tới hơn 100.000 tỉ đồng (chương trình giảm nghèo là 75.000 tỉ đồng và chương trình nông thôn mới là 39.000 tỉ đồng).
Nêu quan điểm xóa đói giảm nghèo, quan trọng nhất là "giúp người nghèo cần câu chứ cho con cá thì người ta ăn một vài ngày là hết", Phó chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng nên tập trung làm sao hướng dẫn cho người nghèo cách sản xuất, kinh doanh làm ăn.
Tiếp đến là nâng cao dân trí, trình độ học vấn bởi theo ông, "nghèo chính là do học vấn thấp" nên việc nâng cao dân trí, trình độ học vấn chính là mấu chốt của thoát nghèo.
Nhận định hiện nay nhiều nơi tỉ lệ hộ nghèo còn rất cao, ông Mẫn chia sẻ: "Tôi đi một xã của huyện Mường Tè (Lai Châu), hỏi tỉ lệ hộ nghèo là bao nhiêu thì cán bộ xã nói là 92,5%. Tôi hỏi vậy còn 7,5% còn lại ở đâu thì được trả lời là cán bộ, công chức, viên chức của xã. Như vậy là nghèo toàn xã".
"Thoát nghèo đã khó, thoát nghèo bền vững còn khó hơn", Bí thư tỉnh Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan cho rằng để thoát nghèo bền vững, bên cạnh tuyên truyền để người nghèo thay đổi nhận thức quyết tâm vươn lên thì điều quan trọng là phải nâng cao trình độ, tay nghề.
Do đó, bà Lan cho rằng cần phải có chiến lược và chương trình về giáo dục vì không học thì không thể có tay nghề. Trong khi nếu chỉ hỗ trợ thì hết tiền hết sức lực, hết sức lực thì hết tiền, như thế thì không bền vững được.
Trong khi đó, đại biểu Lâm Văn Đoan, phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội, cho rằng báo cáo của Chính phủ hiện nay chưa tính đến vấn đề COVID-19, nhất là người nghèo trong đô thị bị ảnh hưởng bởi dịch.
"Việc áp dụng các biện pháp phòng chống dịch đã làm những người có thu nhập trung bình thấp rơi vào nghèo, rất cần sự hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để đảm bảo đời sống người dân. Do vậy để thoát nghèo cần quan tâm đến vấn đề đào tạo nghề và giáo dục", ông Đoan nhấn mạnh.
Từ kinh nghiệm thực tiễn địa phương trong giảm nghèo, ông Lại Xuân Môn, bí thư Cao Bằng, cho rằng quan trọng là xóa nhà dột nát vì "an cư mới lạc nghiệp". Thực tế, Cao Bằng đã làm thử xóa nhà dột nát tại huyện Hà Quảng và xóa hết nhà dột nát trong 4 tháng với gần 1.000 nhà khi huy động tất cả lực lượng công an, quân đội, đoàn thanh niên.
"Toàn tỉnh còn gần 7.000 nhà, vậy chi phí là 240 tỉ đồng, tỉnh trích 200 tỉ, còn lại huy động hơn 2.000 doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp làm 1 nhà. Như vậy hơn 1 năm xóa hơn 8.000 nhà dột nát", ông Môn dẫn chứng và cho rằng cần thống kê được cả nước còn bao nhiêu nhà dột nát để xóa hết.
TTO - Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 đưa ra mục tiêu hỗ trợ điện thoại thông minh cho 550.000 hộ nghèo ở khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Ủy ban Xã hội yêu cầu làm rõ tính khả thi.
Xem thêm: mth.69561458132701202-ioh-ax-hcac-naig-hneb-hcid-auc-gnod-cat-ned-hnit-nac-oehgn-aox/nv.ertiout