vĐồng tin tức tài chính 365

Xuất khẩu tôm khó duy trì tốc độ tăng trưởng trong 6 tháng cuối năm

2021-07-24 16:19

Xuất khẩu tôm khó duy trì tốc độ tăng trưởng trong 6 tháng cuối năm

Trọng Nghĩa

(KTSG Online) - Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tôm sang thị trường châu Âu có thể sẽ chững lại do tác động từ dịch bệnh Covid-19. Ngoài ra, việc chưa gỡ được thẻ vàng IUU cũng là một yếu tố tác động đến việc xuất khẩu sản phẩm tôm của Việt Nam sang EU trong thời gian tới.

Ngoài khó khăn đến từ giá cước vận chuyển container tăng cao, doanh nghiệp xuất khẩu tôm còn gặp thách thức đến từ việc tổ chức sản xuất theo các quy định phòng chống dịch bệnh Covid-19. Ảnh minh họa: TTXVN

Trong 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường châu Âu tăng 20%, đạt trên 486 triệu đô la Mỹ so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản phẩm tôm chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm 52,5% tổng kim ngạch thủy sản sang EU với 256 triệu đô la Mỹ, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, riêng tôm chân trắng trên 205 triệu đô la, tăng 31%, tôm sú 36,5 triệu đô la, tăng 15%, còn lại là các loại tôm biển và tôm hùm.

Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội thủy sản Việt Nam (VASEP), nguyên nhân chính dẫn đến sự tăng trưởng trong việc xuất khẩu tôm và các sản phẩm thủy hải sản khác sang EU tăng là do nhu cầu tại thị trường này đang hồi phục rất tốt. Bắt đầu từ quí 2-2021, tình hình dịch bệnh tại các nước châu Âu có dấu hiệu sụt giảm, việc tiêm phòng rộng rãi được triển khai, tạo điều kiện cho các cửa hàng dịch vụ thực phẩm mở cửa trở lại.

Lượng dự trữ tôm tại EU đang xuống thấp trong khi nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao đã khiến châu Âu tiến hành nhập khẩu sản phẩm này nhiều hơn. Bên cạnh đó, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đi vào thực thi đã mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị phần trong thời gian qua.

Tuy vậy, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tôm sang EU trong 6 tháng cuối năm có thể sẽ chững lại, tác động từ dịch bệnh Covid-19 và thẻ vàng IUU là những nguyên nhân chính. Trong đó, dịch bệnh Covid-19 đang là mối lo của tất cả các nhà máy chế biến, xuất khẩu ở ĐBSCL. Ở thời điểm hiện tại, khâu nuôi trồng đến chế biến và xuất khẩu đều đang phải gấp rút chạy cho kịp các đơn hàng. Tuy vậy, việc thực hiện các quy định về phòng chống dịch bệnh theo Chỉ thị 16 khiến cho công suất sản xuất ở mỗi doanh nghiệp chỉ khoảng 20-30%. Mặc dù các doanh nghiệp thủy sản đã có những kịch bản ứng phó kỹ càng, nhưng chỉ cần một khâu bị đứt gãy thì thiệt hại sẽ kéo theo chuỗi giá trị từ doanh nghiệp - người nông dân - công nhân đều bị sụp đổ.

Ngoài ra, giá cước vận chuyển tăng cao trong thời gian qua cũng khiến việc xuất khẩu sang châu Âu gặp khó. Theo ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần thủy sản và thương mại Thuận Phước (Đà Nẵng), hiện giá cước vận chuyển mỗi container 40 feet từ Việt Nam đến cảng Hamburg (Đức) đã trên 10 ngàn đô la Mỹ, chiếm gần 30% giá trị đơn hàng. Trong khi đó, một số đối tác tại EU không đồng ý chia sẻ mức phí này với doanh nghiệp Việt Nam. 

Với những thách thức đang gặp phải, VASEP ước tính xuất khẩu thủy sản sang EU nửa cuối năm đạt khoảng 600 triệu đô la Mỹ, tăng 8% so với cùng kỳ, đưa kết quả xuất khẩu cả năm 2021 lên 1,087 tỉ đô la Mỹ, tăng 13% so với năm 2020.

Trong 6 tháng đầu năm nay, mặc dù vẫn có sự tác động tiêu cực từ dịch bệnh Covid-19, nhưng trừ thị trường Trung Quốc, xuất khẩu tôm Việt Nam sang các thị trường như Mỹ, EU và khối các thị trường tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đều tăng trưởng ở mức 2 con số từ 14% đến 36%. Nhật Bản và Hàn Quốc đều giảm tăng trưởng kinh tế cộng với ảnh hưởng của Covid-19 nhưng xuất khẩu tôm Việt Nam sang các thị trường này vẫn tăng nhẹ 3% đến 4%. Đáng chú ý, hai thị trường Úc và Nga, mặc dù không phải là những thị trường nhập khẩu lớn nhưng lại ghi nhận các mức tăng trưởng ấn tượng 80% đến 90%.

 

Xem thêm: lmth.man-iouc-gnaht-6-gnort-gnourt-gnat-od-cot-irt-yud-ohk-mot-uahk-taux/737813/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Xuất khẩu tôm khó duy trì tốc độ tăng trưởng trong 6 tháng cuối năm”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools