- Việc thực hành tiết kiệm chống lãng phí chưa được thực hiện nghiêm túc
- Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- Thủ tướng yêu cầu: Thắt chặt chi tiêu; triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- Bộ Công an chỉ đạo tăng cường công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- Công khai về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Cải cách hành chính giúp giảm hơn 6.300 tỷ đồng/năm
Bám sát chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã ban hành đầy đủ và thực hiện nghiêm túc, quyết liệt các nội dung thuộc chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, qua đó góp phần quan trọng trong công tác huy động, quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực cho sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước, thực hiện "mục tiêu kép", vừa quyết liệt phòng, chống dịch COVID-19, vừa tập trung phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Bên cạnh việc triển khai quyết liệt công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Chính phủ đã kịp thời báo cáo Bộ Chính trị, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành một số giải pháp, chính sách chưa có tiền lệ để hỗ trợ, chia sẻ khó khăn với người dân, doanh nghiệp trước các tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 và tiếp tục triển khai các nhiệm vụ, đề án quan trọng phát triển đất nước như: Tiếp tục kiện toàn bộ máy hành chính theo hướng tinh gọn, hiệu quả hơn; triển khai, thực hiện nghiêm túc chương trình, kế hoạch công tác trọng tâm của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; phát hiện, xử lý nhiều vụ việc vi phạm nghiêm trọng, thu hồi số lượng lớn tiền, tài sản cho Nhà nước, góp phần củng cố lòng tin của Nhân dân.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày báo cáo. |
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các giải pháp tài khóa để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội như các giải pháp miễn, giảm, giãn thuế và các khoản thu khác của Ngân sách Nhà nước (khoảng 123,6 nghìn tỷ đồng) để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, Chính phủ đã chủ động xây dựng và cập nhật các kịch bản tăng trưởng kinh tế để có phương án điều hành Ngân sách Nhà nước phù hợp với tình hình thực tế, thực hiện tốt quy định của pháp luật về thu Ngân sách Nhà nước, đẩy mạnh chống thất thu, xử lý nợ thuế, tăng cường thanh tra, kiểm tra thuế; Triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, điều hành, sử dụng Ngân sách Nhà nước (Ngân sách trung ương tiết kiệm và cắt giảm dự toán ngân sách được khoảng 55 nghìn tỷ đồng, bằng 5% dự toán Quốc hội giao); Siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước...
Năm 2020, ngành Thanh tra cả nước đã triển khai 187.426 cuộc thanh tra, kiểm tra; phát hiện vi phạm về kinh tế 86.369 tỷ đồng, 6.366 héc ta đất; kiến nghị thu hồi nộp Ngân sách Nhà nước 23.843 tỷ đồng và thu hồi 830 héc ta đất; Xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán do chưa thực hiện đúng quy định và đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý 62.526 tỷ đồng, 5.536 ha đất.
Bên cạnh đó, đã tiến hành xử lý hành chính đối với 2.123 tập thể và 485 cá nhân; ban hành 90.193 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân, với số tiền 7.164 tỷ đồng; chuyển cơ quan điều tra tiếp tục xử lý theo quy định 97 vụ, 99 đối tượng.
Chính phủ tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính nhà nước theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế, cụ thể: Đã hoàn thành việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; năm 2020 đã thực hiện tinh giảm biên chế gần 24 ngàn người. Công tác cải cách thủ tục hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử tiếp tục đạt được nhiều kết quả tốt, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí (khoảng 18 triệu ngày công/năm, tương đương hơn 6.300 tỷ đồng/năm)...
Bất cập trong đấu thầu mua sắm thiết bị phòng, chống dịch
Thẩm tra báo cáo Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách (TCNS) Nguyễn Phú Cường cho rằng, mặc dù gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, đặc biệt là tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 nhưng với quyết tâm cao, sát sao trong chỉ đạo, điều hành, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020 đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Chủ nhiệm Ủy ban TCNS Nguyễn Phú Cường trình bày báo cáo thẩm tra. |
Tuy nhiên, bên cạnh đó, Chính phủ chưa làm rõ và có giải pháp tháo gỡ các vướng mắc, điểm nghẽn hiện nay ở một số lĩnh vực như vướng mắc khi triển khai các dự án BT dở dang được tiếp tục thực hiện; bất cập trong ban hành, thực hiện đơn giá, định mức nói chung, nhất là lĩnh vực xây dựng; bất cập trong giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu dịch vụ công, mua sắm công, mua sắm thiết bị, vật tư, vaccine phòng chống dịch COVID-19.
Tình trạng vi phạm định mức, tiêu chuẩn, chế độ vẫn còn diễn ra. Một số bộ, cơ quan trung ương được đầu tư trụ sở mới nhưng vẫn giữ trụ sở cũ để bố trí cho đơn vị thuộc phạm vi quản lý tiếp tục sử dụng nhưng Chính phủ chưa thống kê trong báo cáo, nêu rõ nguyên nhân và giải pháp xử lý; việc sắp xếp, xử lý nhà, đất của một số địa phương còn chậm, đạt dưới 50%; Chính phủ đã nêu trong báo cáo một số trường hợp phải đi thuê nhà thương mại trong khi quỹ nhà công vụ còn có thể bố trí được; việc trả lại nhà công vụ của một số trường hợp còn chậm so với thời hạn được thuê nhưng chưa nêu cụ thể các trường hợp này và giải pháp khắc phục.
Việc vi phạm quy định pháp luật trong quản lý, sử dụng tài nguyên nước, khai thác khoáng sản, chặt phá rừng trái phép, cháy rừng còn xảy ra ở một số nơi. Tình trạng ô nhiễm môi trường và xử lý ô nhiễm môi trường vẫn diễn biến phức tạp; sạt lở bờ sông, ven biển, hạn hán, xâm ngập mặn diễn ra nghiêm trọng ở các địa phương ở khu vực miền Tây Nam Bộ; tình trạng vi phạm về môi trường vẫn còn xảy ra, cả nước đã phát hiện, xử lý hơn 12.000 vụ vi phạm về môi trường.
Ủy ban TCNS cho rằng, các tồn tại, hạn chế trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020 xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là công tác triển khai chỉ đạo tại một số bộ, ngành, địa phương chậm; việc xác định, xử lý trách nhiệm đối với cá nhân, tập thể và người đứng đầu cơ quan, đơn vị vi phạm Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí chưa hiệu quả; nhận thức về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của một bộ phận cán bộ, công chức người dân và doanh nghiệp còn hạn chế,... Chính phủ cần tổng kết, đánh giá rõ hơn các nguyên nhân dẫn đến bất cập, hạn chế để có giải pháp khắc phục hiệu quả...
Xem thêm: /126156-0202-man-hcas-nagn-gnod-yt-000-55-meik-teit-maig-taC/us-ioht-naul-hniB-neik-uS/nv.moc.dnac