vĐồng tin tức tài chính 365

16 doanh nghiệp bán lẻ, sản xuất cam kết không để thiếu hàng, tăng giá

2021-07-26 09:36

16 doanh nghiệp gồm: 1, Tổng công ty Thương mại Hà Nội - CTCP; 2, Công ty TNHH Bán lẻ BRG; 3, Công ty TNHH MM Mega Market Việt Nam; 4, Công ty TNHH TMQT và DVST BigC Thăng Long; 5, Công ty cổ phần sản xuất và thương mại An Việt; 6, Chi nhánh công ty cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ súc sản - Vissan Hà Nội; 7, Công ty cổ phần thực phẩm Hương Sơn; 8, Công ty TNHH MTV Sài Gòn Co.op Hà Nội; 9, Công ty TNHH 2-9 Hà Tây; 10, Chi nhánh Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam; 11, Công ty cổ phần tập đoàn chế biến thực phẩm Nam Hà Nội; 12, Công ty TNHH Đầu tư và Dịch vụ Lan Chi; 13, Công ty CP Công nghiệp thực phẩm Vinh Anh; 14, Công ty TNHH Thực phẩm Phú Thiên Tân; 15, Công ty cổ phần Ba Huân Hà Nội; 16, Công ty cổ phần Thương mại và dịch vụ tổng hợp Đức Thành.

Trước diễn biến tình hình COVID-19 còn nhiều phức tạp, thực hiện chỉ đạo của TP Hà Nội, các doanh nghiệp đã tăng cường dự trữ lượng hàng hóa thiết yếu tăng từ 30 - 50%, trong thời gian 3 tháng, với tổng giá trị hàng hóa khoảng 194.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, các doanh nghiệp còn chuẩn bị dự trữ lượng hàng hóa theo chương trình bình ổn thị trường năm 2021 là 5.698 tỷ đồng; bố trí đầy đủ phương tiện, nguồn nhân lực, sẵn sàng vận chuyển đảm bảo đầy đủ hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn.

Hà Nội cũng bố trí sẵn sàng hàng nghìn địa điểm làm kho dự trữ hàng, mở thêm các điểm bán cố định và lưu động khi cần thiết.

Tại các trung tâm thương mại, siêu thị, lượng hàng hóa, thực phẩm không còn hiện tượng kham hiếm như ngày đầu giãn cách. Nhiều hệ thống cũng đã tăng cường nhân lực để đảm bảo cung ứng hàng hóa liên tục.

Hà Nội dự trữ hàng thiết yếu gấp 3 lần trong đợt giãn cách

Ghi nhận trong 2 ngày cuối tuần đầu tiên của đợt giãn cách, lượng người mua sắm và giá trị đơn hàng tại siêu thị Vinmart Times City đã tăng 30 - 40% so với thông thường, trong đó, các mặt hàng thiết yếu như: thịt, cá, rau xanh có sức mua tăng mạnh, tuy nhiên với sự chuẩn bị từ sớm nên đã không xuất hiện tình trạng thiếu hàng.

Nếu thông thường, việc bày hàng hóa lên quầy kệ được diễn ra sau khoảng 1 - 2 giờ, tuy nhiên hiện nay công việc này diễn ra liên tục để đảm bảo luôn luôn có hàng hóa trên quầy kệ phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Bên cạnh đó, hệ thống siêu thị này cũng đã tăng cường thêm 30% lượng nhân sự để bày và đưa hàng hóa từ kho ra.

Khảo sát tại nhiều hệ thống siêu thị cho thấy, giá trị đơn hàng mua sắm đều tăng nhưng không quá đột biến, người dân thường mua đủ thực phẩm dùng trong khoảng 5 - 7 ngày và không có hiện tượng mua tích trữ quá nhiều.

"Tại thời điểm này, Hà Nội đã dự trữ lượng hàng hóa gấp 3 lần so với thông thường. Các doanh nghiệp cũng chủ động dự trữ tăng thêm, do đó nguồn cung luôn luôn dồi dào và chủ động để phục vụ nhân dân trong mọi tình huống", bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công Thương TP Hà Nội, nhận định.

Cùng với đó, Sở Công Thương TP Hà Nội cũng đã làm việc với Sở Giao thông Vận tải và Công an thành phố để hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp đăng ký, cung cấp thông tin cho các chốt kiểm dịch, đảm bảo việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa thiết yếu được liên tục, an toàn.

Hà Nội tạm dừng hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng xe mô tô, xe 2 bánhHà Nội tạm dừng hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng xe mô tô, xe 2 bánh

VTV.vn - Hà Nội đồng ý việc dừng hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng phương tiện xe mô tô, xe 2 bánh đối với các cá nhân hoạt động tự do trong thời gian giãn cách.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.64393208062701202-aig-gnat-gnah-ueiht-ed-gnohk-tek-mac-taux-nas-el-nab-peihgn-hnaod-61/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“16 doanh nghiệp bán lẻ, sản xuất cam kết không để thiếu hàng, tăng giá”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools