vĐồng tin tức tài chính 365

"Chợ online" chung cư nhộn nhịp thời điểm giãn cách theo Chỉ thị 16

2021-07-26 17:59

Sau khi TP.Hà Nội ra chỉ thị đóng cửa các nhà hàng, quán ăn, "chợ online chung cư” tại một số chung cư sôi động, nhộn nhịp hơn hẳn.

Thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19, những ngày gần đây, các nhà hàng, quán ăn ở Hà Nội đều đồng loạt đóng cửa. Tuy nhiên, trái ngược với sự đìu hiu, vắng vẻ ngoài phố, “chợ online chung cư" lại tấp nập, nhộn nhịp hơn hẳn trước đó.

Theo tìm hiểu của PV Lao Động, nhiều khu căn hộ trên địa bàn TP.Hà Nội hay TP.Hồ Chí Minh đều có group cư dân trên mạng xã hội Facebook, Zalo, Viber... với số lượng thành viên lên tới hàng trăm nghìn người, kéo theo đó nhu cầu chợ online cũng phát triển nhanh chóng. Một chung cư có tới 2-3 chợ online, trong đó, nhiều chợ có ban quản lý điều hành và kiểm duyệt các thành viên.

Ban đầu chỉ là nhu cầu kết nối chia sẻ thông tin, phản ánh các nội dung liên quan đến chung cư mình đang ở. Sau đó, họ mở rộng sang mua bán, tiêu dùng, vừa đáp ứng nhu cầu rất lớn của cư dân vừa để gia tăng thu nhập. Nhiều người thậm chí đã chuyển hẳn sang kinh doanh ở các group, biến nó thành nguồn thu nhập chính cho gia đình.

Những ngày hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 thì các “chợ online chung cư” lại hoạt động tấp nập hơn, đắt hàng hơn.

Gạo được xếp trong một căn hộ của chung cư để phục vụ cho hàng xóm. Ảnh cư dân cung cấp.
Gạo được xếp trong một căn hộ của chung cư để phục vụ cho hàng xóm. Ảnh: Cư dân cung cấp.

Đơn cử, một chợ cư dân ở chung cư Gemek, An Khánh, Hoài Đức, có số lượng trên 3.000 thành viên. Để tham gia vào chợ này, trở thành người mua hàng, các tài khoản Facebook phải đăng ký và chờ duyệt do đây là chợ “riêng tư”, các thành viên bên ngoài không nhìn thấy được.

Anh Ngọc Hoàng - quản trị chợ cư dân Gemek (Chung cư Gemek 1 An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội) chia sẻ, dân ở chung cư thường là các gia đình trẻ, công nhân viên chức nên thời gian chợ búa hạn hẹp, mua sắm online nhiều. Những group cư dân tập hợp thành viên có chung nhu cầu, chung vị trí, chung sở thích.

Theo anh Hoàng, các group bán hàng thì cộng đồng phải có nhiều thành viên cư dân hoạt động mới hiệu quả. Bên cạnh đó, có sự tham gia của các đơn vị bên ngoài vào thì dịch vụ mới sôi động đúng như “chợ đầu mối”. Đặc biệt, đợt này, dịch bệnh đang phức tạp nên chợ cư dân phát huy được rất nhiều lợi thế. Thậm chí, nhiều nhà không có nguồn hàng để bán.

Chị Trần Thị Ánh (một người dân sống tại chung cư Gemek 1, An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội) chia sẻ, trước đây chị ít khi mua hàng online nhưng nay dịch bệnh lan rộng, chị hạn chế đi ra ngoài và tăng cường tìm mua hàng trên mạng. Tham gia vào "chợ online” ở khu chung cư, không ngờ thấy nhộn nhịp và có đủ thứ cần mua.

Chợ online vẫn nhộn nhịp bán hàng. Ảnh chụp màn hình.

Cũng theo chị Ánh, trước đây đi làm thì thường qua chợ mua cho tươi ngon, nhưng gần đây do tình hình dịch bệnh, chị mua luôn ở chợ trong group cư dân cho tiện. Việc đặt mua của những người chung sống cùng khu, biết chính xác địa chỉ người bán thì cũng yên tâm hơn. Bởi nếu hàng hóa có vấn đề gì có thể tới tận nơi phản ánh hay trả lại.

“Tôi thấy nhiều mặt hàng còn rẻ hơn khi mua ở bên ngoài, cần mua lúc nào cũng được giao hàng tận nhà mà không mất tiền ship. Đặc biệt, người ship hàng đến treo hàng ở cửa sau đó mình chỉ cần chuyển qua tài khoản cho họ là xong, không tiếp xúc với ai cả” - chị Ánh chia sẻ thêm.

Xem thêm: odl.148439-61-iht-ihc-oeht-hcac-naig-meid-ioht-pihn-nohn-uc-gnuhc-enilno-ohc/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“"Chợ online" chung cư nhộn nhịp thời điểm giãn cách theo Chỉ thị 16”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools