vĐồng tin tức tài chính 365

Ngân hàng tăng cường kiểm soát nợ xấu, thêm nguồn lực hỗ trợ nền kinh tế

2021-07-27 07:37

Phân tích các báo cáo tài chính quý II/2021 vừa công bố cho thấy có sự gia tăng số lượng ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ giảm. Giảm được nợ xấu, ngân hàng có thêm nguồn lực để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế.

ngân hàng

Nhiều ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu giảm

Trong thời gian qua, cùng với việc ưu tiên hỗ trợ kịp thời khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, các ngân hàng cũng tăng cường kiểm soát nợ xấu, nhờ đó nhiều ngân hàng ghi nhận tỷ lệ nợ xấu thấp kỷ lục.

Cụ thể, tính đến 30/6/2021, tổng nợ xấu của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank)  chỉ còn hơn 1,118 tỷ đồng, giảm 14% so với đầu năm và chiếm tỷ lệ 0,36% tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng Quốc Tế (VIB) cũng  giảm về mức 1,3%. Một số ngân hàng khác cũng có tỷ lệ nợ xấu giảm như Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) nợ xấu giảm từ 1,69% xuống còn 1,53%, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeaBank) giảm từ 1,86% xuống còn 1,76%... Có những ngân hàng ghi nhận tỷ lệ nợ xấu thấp nhất từ trước đến nay.

Đề cập đến giải pháp đã thực hiện, ông Lưu Trung Thái, Phó Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) cho biết, MB đã đẩy mạnh xử lý nợ xấu và tăng cao trích lập dự phòng rủi ro. Kết quả đến cuối tháng 6, tỷ lệ nợ xấu của MBGroup chỉ ở mức 0,76%, trong đó riêng ngân hàng là 0,58% - mức thấp kỷ lục của ngân hàng này từ trước tới nay.

Để có được kết quả này, trước đó nhiều ngân hàng đã chủ động phòng tránh rủi ro nợ xấu bằng việc ưu tiên tăng độ bao phủ nợ xấu. Tính đến cuối quý II/2021, vị trí dẫn đầu về tỷ lệ dự phòng rủi ro nợ xấu trong 6 tháng đầu năm là MB đạt 311%, thứ hai là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đạt 280%, Techcombank với tỷ lệ là 259% Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) khoảng 110%...

Tuy nhiên, với dự báo diễn biến dịch bệnh còn rất phức tạp trong năm 2021, áp lực nợ xấu vẫn còn tiềm ẩn.

Đối mặt với thách thức nợ xấu

Lý giải nguyên nhân, TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (SIEM), cho rằng dịch bệnh diễn biến phức tạp đã gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, không ít trong số đó đã phải đóng cửa hoặc dừng hoạt động, khiến áp lực nợ xấu tăng lên. Thách thức nợ xấu tăng  trong năm nay và cả năm tới sẽ là những thách thức của ngân hàng trong thời gian tới.

Để xử lý nợ xấu hiệu quả, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng, cho rằng quy định thủ tục xử lý nợ xấu cần được đơn giản hơn. Như tại Mỹ, khi khách chậm trả nợ đến ngày thứ 9 thì ngân hàng sẽ gửi thông báo yêu cầu trả nợ. Sau 30 ngày mà khách vẫn không trả đúng hạn, ngân hàng sẽ tịch thu tài sản đảm bảo, thanh lý tài sản thế chấp của khoản vay qua bán đấu giá. Quy định, thủ tục cho phép ngân hàng tại Mỹ bán đấu giá tài sản đảm bảo rất khác với ở Việt Nam.

“Một công ty sẽ được giao quyền bán đấu giá tài sản đảm bảo, tất cả mọi người gồm cả ngân hàng đều có thể tham gia cuộc đấu giá với mức giá khởi đầu là giá trị khoản nợ gốc, lãi và cộng thêm 1 USD. Người nào đấu giá cao nhất thì trả tiền thanh toán khoản nợ cho ngân hàng và nhận tài sản đảm bảo. Nếu không có người đấu giá cao hơn ngân hàng thì ngân hàng đương nhiên có quyền thu hồi và thanh lý tài sản đó”, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho biết.

Bên cạnh đó, vai trò của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong việc kiểm soát rủi ro nợ xấu tại các ngân hàng cũng được nhiều chuyên gia nhấn mạnh. Theo TS. Cấn Văn Lực, Kinh tế trưởng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), cho rằng NHNN cần phối hợp chặt chẽ các tổ chức tín dụng để tiếp tục rà soát chính sách, quy trình về tín dụng, tăng cường kiểm soát rủi ro, nhất là trong bối cảnh tác động tiêu cực bởi đại dịch COVID-19 nhằm hạn chế nợ xấu gia tăng trong tương lai.

Bên cạnh việc xây dựng kịch bản xử lý nợ xấu, NHNN cần tiếp tục thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ, miễn giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng, thực hiện các giải pháp cụ thể để hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Ngoài các giải pháp trên, để tạo thuận lợi cho các ngân hàng trong việc xử lý nợ xấu, giới chuyên môn cũng khuyến nghị nên có những điều chỉnh về mặt hành lang pháp lý, cụ thể là có văn bản thay thế Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Bởi lẽ, việc triển khai Nghị quyết 42 trong hơn 3 năm qua đã tạo ra những dấu ấn rõ nét trong công tác xử lý nợ xấu và cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, tạo cơ chế xử lý đồng bộ, hiệu quả, giúp các tổ chức tín dụng đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu. Nhờ đó, đến nay toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được khoảng 530.000 tỷ đồng nợ xấu.

Xem thêm: lmth.21650000042210202-uax-on-taos-meik-gnouc-gnat-gnah-nagn/nv.semitaer

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ngân hàng tăng cường kiểm soát nợ xấu, thêm nguồn lực hỗ trợ nền kinh tế”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools