Khu vườn nhỏ của chị Nguyễn Thị Hoài - Tất cả hình ảnh do nhân vật cung cấp
Nhiều người, đặc biệt là những người dân sống ở TP.HCM "đất chật, người đông", thường nghĩ với những diện tích nhỏ của căn phòng trọ thì không thể làm được gì.
Chị Nguyễn Thị Hoài, khoa Khoa học và Kỹ thuật Thông tin, trường Đại học Công nghệ Thông tin, đang sống tại Nhà công vụ Đại học Quốc gia TP.HCM, trong căn phòng chỉ 34 m², đã tận hưởng những ngày cách ly thật ý nghĩa bằng việc tự chăm sóc cho khu vườn nhỏ trên khu vực ban công.
Chị Hoài chia sẻ: "Tôi yêu động vật, đang chăm sóc, làm bạn cùng hai bé mèo dễ thương tại nhà. Tôi cũng dành khá nhiều thời gian để chăm sóc một số cây trồng như bí, nấm, rau, hoa hồng,… ở ban công".
Chỉ cần chuẩn bị 5 đến 7 cái thùng xốp không còn sử dụng, một số chậu cây, một ít hạt giống được mua bên ngoài hoặc trên mạng và xin thêm ít đất trong khu nhà Công vụ, chị Hoài đã trồng được một khu vườn nhỏ, gồm bí đỏ, rau cải, cà chua, cây sả, hành, rau muống, rau thơm, hoa hồng, nấm linh chi… để dùng cho các bữa ăn hằng ngày, trang trí thêm không gian sống tươi xanh và thân thiện với môi trường.
Trồng rau trong thùng xốp
Chị Hoài cho biết thêm đã trồng nấm linh chi từ năm ngoái. Chị mua phôi giống bán sẵn, chọn trong phòng một nơi sạch sẽ, đủ ánh sáng và thông thoáng, hạn chế gió lùa, không có mưa dột, có bọc lưới chống nắng xung quanh. Nơi trồng nấm cần đảm bảo nhiệt độ từ 22 - 28 độ C để nấm phát triển tốt nhất. Sử dụng nguồn nước sạch để tưới, và thường xuyên vệ sinh khu vực trồng nấm.
Trong đợt giãn cách xã hội và cách ly gần 2 tháng qua, mỗi ngày ngoài làm việc online tại nhà, đọc sách, tập yoga, cũng chính từ việc chăm sóc khu vườn nhỏ, chị không có cảm giác buồn chán. Nhìn vườn cây tươi tốt giúp chị giảm căng thẳng, hạnh phúc, có động lực để ở nhà trong những ngày cách ly tiếp theo, mang đến năng lượng tích cực cho chính mình và những người xung quanh.
Chị Nguyễn Thị Hoài còn gửi tặng một số nấm linh chi đã trồng và thu hoạch được vào "Siêu thị sẻ chia" ở tầng trệt khu nhà, mời mọi người cùng thưởng thức.
Tặng nấm cho mọi người
"Tôi thấy thay vì than phiền, hoang mang và lo sợ khi phải sống trong khu vực cách ly, tôi chọn cách tận hưởng cuộc sống riêng cho mình. Tôi tĩnh tâm và hòa mình vào khu vườn nhỏ. Buổi sáng và tối đều tưới cây đều đặn, cắt, tỉa những cành lá bị hư hỏng, nấu món ngon từ chính rau củ mình trồng", chị chia sẻ.
Ở nhà mùa dịch nên làm gì cho đỡ chán? Thay vì buồn bã, theo dõi những tin tức tiêu cực, chơi game, lướt Facebook, mạng xã hội quá nhiều, chúng ta nên tập trung đọc sách, học tiếng Anh, nấu ăn, trang trí lại góc học tập, vẽ tranh, ca hát nếu bạn có khiếu, tâm sự cùng gia đình, người thân, bạn bè, động viên lẫn nhau...
"Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Khi đối mặt với những khó khăn trước mắt, chọn tích cực hay tiêu cực là lựa chọn của mỗi cá nhân. Mọi thứ sẽ trở lại như ban đầu sớm thôi! Sẽ được gặp nhau, được hít thở không khí trong lành của thiên nhiên khi tất cả đồng lòng để vượt qua mùa dịch.
Hoa hồng ở ban công
Trồng nấm trong căn phòng nhỏ
TTO - Tôi thiết kế lịch sinh hoạt trước, và thực hiện một cách có kỷ luật hơn. Thời gian này tôi dành thời gian học thêm ngoại ngữ mới là tiếng Hàn, đồng thời trau dồi thêm vốn tiếng Anh.
Xem thêm: mth.76324208162701202-yam-nert-nouv-uhk-oc-nav-2m43-uc-gnuhc-o/nv.ertiout