So với năm 2020, mức giá trên đã tăng 14%, được xem là mức tăng mạnh của ngành hàng cà phê.
Đà tăng liên tục của cà phê thế giới được lý giải từ việc Brazil - ông lớn xuất khẩu cà phê mất mùa.
Trong khi tại Việt Nam, dịch COVID-19 bùng phát cũng tác động đến hoạt động xuất khẩu. Ngoài ra, theo doanh nghiệp, giá tăng do phải bù đắp chi phí vận chuyển. Cụ thể, khi giá cà phê tăng 200 - 300 USD/ tấn, giá cước vận chuyển đang ở mức 400 - 600 USD/tấn, chi phí gấp 10 lần.
Dịch COVID-19 bùng phát ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam. (Ảnh minh họa: Dân trí)
Tình hình xuất khẩu cà phê không tích cực thể hiện rõ qua con số. Tính đến tháng 7 năm nay, cà phê xuất khẩu đã giảm hơn 8% về khối lượng và giảm gần 1% về giá trị. Hàng sang các thị trường chủ lực đều giảm so với năm 2020. Tồn kho của doanh nghiệp tăng.
Theo tính toán, mọi năm Việt Nam có thể xuất 1,8 triệu tấn cà phê, tuy nhiên niên vụ năm nay chỉ còn 2 tháng để xuất khẩu nhưng mới chỉ mới đạt được chưa đến 1 triệu tấn.
Các doanh nghiệp đều nhận định giá cà phê xuất khẩu dự báo sẽ còn tiếp tục đà tăng. Tuy vậy, Việt Nam khó có thể hưởng lợi khi phần lớn giá cả tăng thêm là để bù đắp các chi phí về vận tải và việc xuất khẩu cà phê vẫn đang gặp nhiều khó khăn.
VTV.vn - Cuộc cạnh tranh từ trong nhà ra ngoài ngõ, từ phân khúc cao cấp cho đến bình dân trên thị trường cà phê Việt chưa bao giờ hết nóng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.10325446172701202-hnid-pal-ehp-ac-aig/et-hnik/nv.vtv