- Mỹ kêu gọi Nga, Trung Quốc đàm phán kiểm soát vũ khí hạt nhân
- Iran cảnh báo làm giàu uranium cấp độ vũ khí hạt nhân
- Ông Trump vô tình tiết lộ vũ khí hạt nhân "chưa một ai từng biết"
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-41 của Trung Quốc. Ảnh:GT |
Reuters ngày 27/7 dẫn báo cáo của Hiệp hội Các nhà khoa học Mỹ (AFS) nói rằng, một loạt hình ảnh vệ tinh mới được thu thập đã cho thấy Trung Quốc đang xây dựng thêm khoảng 110 hầm chứa tên lửa mới gần khu vực Hami ở phía Đông vùng Tân Cương.
Thông tin trên xuất hiện vài tuần sau khi truyền thông Mỹ loan tin về một báo cáo khác rằng Bắc Kinh đang xây dựng 120 hầm chứa tên lửa ở vùng sa mạc phía Tây Yumen.
Trong bài viết trên Twitter đính kèm báo cáo của AFS, Bộ Tư lệnh Chiến lược Mỹ gọi các hầm chứa tên lửa nói trên là "mối đe dọa".
Vẫn theo Reuters, đầu tháng 7, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng từng mô tả việc Trung Quốc tăng cường xây dựng lực lượng hạt nhân là động thái đáng lo ngại. Mỹ kêu gọi Trung Quốc cam kết tiếp tục thực hiện "các biện pháp thiết thực để giảm nguy cơ chạy đua vũ trang".
Trong khi đó, nghị sĩ Cộng hòa Mike Turner, thành viên cấp cao Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ về các lực lượng chiến lược nói rằng quá trình tăng cường lực lượng hạt nhân của Trung Quốc là "chưa có tiền lệ", và rằng việc triển khai vũ khí hạt nhân của Trung Quốc có thể "đe dọa Mỹ và các đồng minh".
Một thành viên khác của đảng Cộng hòa, nghị sĩ Mike Rogers, thì cho rằng, các động thái của Trung Quốc đặt ra yêu cầu cho Mỹ phải nhanh chóng hiện đại hóa khả năng răn đe hạt nhân.
Theo một báo cáo năm 2020, Lầu Năm Góc ước tính Trung Quốc có khoảng 200 đầu đạn hạt nhân. Báo cáo cũng đánh giá, trong thập niên tới, kho đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc có thể sẽ tăng gấp đôi khi Trung Quốc mở rộng và hiện đại hóa lực lượng hạt nhân.
Về phía Mỹ, nước này hiện có khoảng 3.800 đầu đạn hạt nhân các loại, với ít nhất 1.357 đầu đạn đã được triển khai, tính đến ngày 1/3/2021.
Dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, Mỹ nhiều lần kêu gọi Trung Quốc tham gia đàm phán 3 bên cùng với Nga để tiến tới một hiệp ước kiểm soát vũ khí mới. Nga bày tỏ thái độ sẵn sàng, trong khi Trung Quốc bác bỏ đề xuất này với lí do số lượng đầu đạn của Mỹ lớn hơn nhiều so với Trung Quốc.
"Tôi khẳng định rằng nếu Mỹ nói họ sẽ giảm xuống cấp độ của Trung Quốc (về số lượng vũ khí hạt nhân), Trung Quốc sẽ vui vẻ tham gia đàm phán ngay ngày sau đó. Nhưng trên thực tế, chúng tôi hiểu điều đó chắc chắn không diễn ra", ông Phó Thông, Vụ trưởng Vụ giải trừ quân bị và Kiểm soát vũ khí thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc, phát biểu tháng 7/2020.
Xem thêm: /113256-aul-net-auhc-mah-001-noh-yax-couQ-gnurT-nit-court-hnim-taig-yM/h42-ioig-ehT/nv.moc.dnac