Các bạn trẻ ở TP.HCM hiện tại rất chú trọng học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Nên chọn ngôn ngữ nào để làm ngôn ngữ thứ hai? Đâu là những tiềm lực để TP.HCM tiến hành thí điểm ngôn ngữ này?
Xin thưa, ngôn ngữ thứ hai là một ngôn ngữ được học sau ngôn ngữ mẹ đẻ. Đó là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi trong đời sống, giáo dục, thương mại lẫn chính trị. TP.HCM thu hút nguồn nhân lực từ nước ngoài rất dồi dào, vì vậy tiếng Anh chính là chìa khóa quan trọng để kết nối và mở ra sự phát triển trong tương lai.
Tại sao nên chọn tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai?
Tiếng Anh cực kỳ quan trọng. Điều đó không dừng lại qua những chỉ số thống kê về số người sử dụng tiếng Anh: 400 triệu người bản ngữ và hơn 1,1 tỉ người đã và đang dùng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai.
Thứ đến, trong những công việc mang tầm quốc tế hay có sự đầu tư liên kết với nước ngoài, tiếng Anh luôn là chất kết dính để xóa đi sự bất đồng ngôn ngữ. Bên cạnh đó, kho tàng kiến thức của nhân loại hầu hết được viết hoặc được dịch sang tiếng Anh. Biết tiếng Anh giúp người dân tiếp cận với nguồn tri thức dễ dàng hơn.
TP.HCM có rất nhiều trung tâm ngoại ngữ được cấp phép hoạt động. Bên cạnh đó, nhiều trường học quốc tế hoặc có sự liên kết với quốc tế đã được xây dựng cũng như giảng dạy tại TP.HCM. Có thể nói, đây là một kết cấu khá vững chắc để có thể nâng tầm ngôn ngữ.
Đây cũng là dấu hiệu đáng mừng cho thấy nhiều người tại TP.HCM nhận ra được tầm quan trọng của tiếng Anh, nhiều trẻ em được học tiếng Anh song song với ngôn ngữ tiếng Việt ngay từ đầu. Thêm nữa, nhiều trường cao đẳng, đại học tại TP.HCM hiện nay đã yêu cầu sinh viên của họ phải đạt được một mức tiếng Anh nhất định (tùy theo trường và ngành học) để có thể tốt nghiệp.
Điều này giúp cho nhiều bạn sinh viên nỗ lực, cố gắng để có thể hoàn thành mục tiêu kép: vừa tốt nghiệp ngành học của bản thân vừa có được một vốn ngoại ngữ nhất định.
Bên cạnh đó, nguồn nhân lực nước ngoài hay khách du lịch đến với TP.HCM cũng là một tiềm năng quan trọng. Nhờ sự giao lưu, trao đổi và học hỏi, việc tiếp cận với tiếng Anh có thể đạt hiệu quả hơn, giúp người Việt sử dụng tiếng Anh một cách tự tin và tự nhiên.
Những giải pháp trong việc thí điểm
Stephen Krashen - giáo sư danh dự của Trường đại học Nam California - cho hay: "Điều kiện tiên quyết để một ngoại ngữ thành ngôn ngữ thứ hai là người dân phải tiếp thu được ngoại ngữ đó rồi xây dựng cộng đồng đủ lớn những người sử dụng nó hằng ngày". Cá nhân tôi xin được đề nghị một vài giải pháp như sau:
- Thành lập nhóm hướng dẫn dạy và học tiếng Anh cơ bản cho người dân tại địa phương qua các kênh truyền thông. Các chương trình phát thanh cũng nên sử dụng tiếng Anh sau khi bản tin tiếng Việt được phát đi.
- Hỗ trợ kinh phí cho các trung tâm tiếng Anh để có thể giảm bớt chi phí cho học viên, đồng thời có những ưu đãi cụ thể cho các trẻ em đã và đang học tiếng Anh.
- Thực hiện các buổi tọa đàm, giao lưu văn hóa, ngôn ngữ dành cho người dân cũng như học sinh, sinh viên trên địa bàn TP.HCM. Tổ chức các cuộc thi hay ngày hội nói tiếng Anh trên địa bàn thành phố.
- Thành lập các địa điểm giao tiếp tiếng Anh để người Việt có thể trò chuyện với khách du lịch hay những người nước ngoài làm việc tại TP.HCM.
- Yêu cầu các cửa hàng, khách sạn, điểm du lịch, trường học, bệnh viện, cơ quan nhà nước hay các bảng quảng cáo, biển báo giao thông, nội quy tại các điểm công cộng, các sản phẩm ăn - uống, phiếu - vé... đều đặt song song tiếng Anh bên cạnh tiếng Việt.
- Bên cạnh văn bằng quốc tế, nên thành lập một ban kiểm định chất lượng ngôn ngữ hay một văn bằng riêng dành cho người Việt tại TP.HCM về trình độ tiếng Anh. Bám sát chương trình đào tạo cơ bản tại trường học theo các bậc học nhất định. Tập trung vào kỹ năng nghe - nói để có thể sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp cơ bản hằng ngày.
Việc tiếp cận với một ngôn ngữ mới không phải là điều dễ dàng nhưng cần sự cố gắng, nghiêm túc và cùng nhau thực hiện. Tôi tin rằng, khi người dân sống tại TP.HCM hiểu được tầm quan trọng của tiếng Anh để học tập và sử dụng, thành phố này sẽ phát triển hơn nữa trong tương lai. Đồng thời, tạo một đòn bẩy cho các địa phương khác trên cả nước cùng xem xét và thực hiện.
Đồ họa: NGỌC THÀNH
TTO - TP.HCM cần tập trung xây dựng và phát triển nền tảng của chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số; phát triển thương mại điện tử tạo tiền đề cho hình thành kinh tế số trong tương lai.
Xem thêm: mth.41002841292701202-iah-uht-ugn-nogn-meid-iht-et-couq-mat-gnan-mch-pt-ek-neih/nv.ertiout