vĐồng tin tức tài chính 365

Tang thương COVID-19 ĐNA, các nước tìm cách giải bài toán tiêm chủng, du lịch

2021-07-30 12:01

Dịch COVID-19 tại Đông Nam Á vẫn đang diễn biến vô cùng phức tạp, thậm chí là tang thương tại các ổ dịch lớn như Indonesia, Malaysia và Thái Lan. Vaccine đang được hy vọng là giải pháp cho vấn đề y tế nghiêm trọng này.

Hơn 2.700 bệnh nhân Indonesia chưa nhập viện đã tử vong?

Trong lúc hệ thống y tế Indonesia đang quá tải vì số ca nhiễm COVID-19 quá cao, không ít bệnh nhân đã qua đời khi chưa có cơ hội nhập viện hoặc khi điều trị tại nhà theo chỉ định của bệnh viện.

Số liệu cập nhật ngày 29-7 của một nền tảng thống kê độc lập tại Indonesia tên LaporCovid-19 cho thấy tính từ đầu tháng 6 tới, 2.707 bệnh nhân COVID-19 ở Indonesia đã qua đời tại nhà, theo hãng thông tấn Anadolu

Tang thương COVID-19 ĐNA, các nước tìm cách giải bài toán tiêm chủng, du lịch - ảnh 1
Nhân viên y tế chôn cất một bệnh nhân COVID-19 tại Indonesia. Ảnh: AFP

Cùng ngày, giới chức y tế nước này báo cáo thêm 43.479 nhiễm bệnh cùng 1.893 trường hợp tử vong vì COVID-19. Tổng số ca nhiễm tại Indonesia là hơn 3,33 triệu, gồm 90.552 trường hợp đã không qua khỏi.

Tuy nhiên, ông Fariz Hibban - chuyên gia phân tích của LaporCovid-19 - cho rằng các thống kê của nền tảng này cho thấy gần 20.000 người qua đời vì COVID-19 đã không được giới chức Indonesia thống kê.

Ông Hibban lưu ý rằng ngoại trừ thủ đô Jakarta và TP Yogyakarta (miền nam-trung đảo Java), các địa phương khác đều không thống kê số ca COVID-19 tử vong khi chưa nhập viện.

Chưa có thông tin về bình luận của chính phủ Indonesia về thông tin này.

Tín hiệu tích cực ở Indonesia là việc lực lượng y tế nước này đang tích cực nâng công suất tiêm vaccine. Từ ngày 26-7, Indonesia đã đạt mục tiêu tiêm 1,31 triệu liều vaccine mỗi ngày, nhanh hơn kế hoạch vạch ra hồi tháng 6 và sẽ tiếp tục được nâng cao. Hơn 66,43 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 đã được sử dụng tại Indonesis với gần 19,87 triệu người đã nhận đủ hai mũi vaccine.

Nhiễm mới giảm nhẹ, số bệnh nặng lại tăng ở Malaysia

Ngày 29-7, Malaysia báo cáo 17.170 ca nhiễm COVID-19 mới, giảm nhẹ so với con số 17.405 của ngày trước đó. Tuy nhiên, số bệnh nhân đặc biệt nặng, cần dùng đến phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) đã tăng trở lại sau một ngày giảm nhẹ, lên mức 1.043. Trong đó, 531 trường hợp phải cần máy trợ thở.

Trong ngày, Malaysia báo cáo thêm 174 ca tử vong vì COVID-19, bao gồm 28 bệnh nhân đã không qua khỏi khi còn chưa được nhập viện.

Dẫn thống kê rằng hầu hết ca nhiễm mới nằm ở nhóm chưa tiêm vaccine, giới chức Malaysia nhấn mạnh tầm quan trọng của chiến dịch tiêm chủng. Chính quyền Kuala Lumpur đã triển khai vaccine đến khoảng 12,8 triệu người, tương đương gần 40% dân số cả nước, theo trang tin Channel News Asia.

Tuy nhiên, chính giới Malaysia đang mâu thuẫn gay gắt sau khi chính quyền của Thủ tướng Muhyiddin Yassin thông báo không gia hạn lệnh tình trạng khẩn cấp sau ngày 1-8. Bên cạnh sự phản đối từ các đảng đối lập, hoàng gia Malaysia đã lên tiếng khẳng định quyết định của ông Yassin chưa nhận được sự đồng thuận từ Quốc vương Abdullah Sultan Ahmad Shah.

Liên Hợp Quốc lo ngại tình hình dịch ở Myanmar

Ngày 29-7, chính quyền quân sự Myanmar báo cáo 5.234 ca nhiễm mới và 342 bệnh nhân tử vong, nâng tổng số người mắc COVID-19 được thống kê tại nước này lên 289.333, gồm 8.552 trường hợp tử vong.

Vấn đề với cuộc chiến chống dịch tại Myanmar là hệ thống y tế vốn đã yếu, nay chịu thêm cảnh quá tải, nhiều bộ phận nhân viên y tế đình công phản đối chính biến và khó khăn trong chiến dịch tiêm vaccine.

Cùng ngày, Anh đã cảnh báo Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về nguy cơ số ca nhiễm COVID-19 tại Myanmar sẽ vượt mức 50% dân số trong hai tuần tới. Phía Anh mô tả dịch bệnh tại Myanmar là “thảm khốc” và kêu gọi các bên ở Myanmar ngừng bắn để tạo điều kiện cho hoạt động tiêm chủng.

Trong một nỗ lực trấn an, truyền hình nhà nước Myanmar hôm 29-7 đưa tin 610 phạm nhân trong một nhà tù ở TP Yangon đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19. Gần 1.900 tù nhân khác ở đó đang nằm trong danh sách chờ tiêm chủng. Hồi giữa tuần, truyền thông Myanmar đã đề cập kế hoạch tiêm chủng cho khoảng 40.000 phạm nhân tại nước này.

Lãnh đạo chính quyền quân sự Myanmar, Thống tướng Min Aung Hlaing hôm 28-7 đã nói rằng Myanmar cần sự hỗ trợ tài chính từ Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để tăng nguồn lực cho chương trình tiêm chủng.

Báo động thiếu giường điều trị COVID-19 tại Thái Lan

Ngày 29-7, Thái Lan báo cáo số ca nhiễm và ca tử vong theo ngày đều ở mức “kỷ lục” với 17.660 ca mắc mới và thêm 165 bệnh nhân COVID-19 không qua khỏi. 

Tang thương COVID-19 ĐNA, các nước tìm cách giải bài toán tiêm chủng, du lịch - ảnh 2
"Hộp cát Phuket" đã mở cửa có điều kiện đối với du khách quốc tế từ đầu tháng 7. Ảnh: BLOOMBERG

Sáng 30-7, giới chức Bangkok công bố thêm 17.345 ca bệnh và 117 trường hợp tử vong. Tổng số ca nhiễm tại nước này đã là 578.375, gồm 4.679 bệnh nhân tử vong.

Bộ Y tế Thái Lan phải báo động về tình trạng thiếu trầm trọng giường bệnh cho các bệnh nhân COVID-19 trong cả bệnh viện và các cơ sở cách ly-điều trị bệnh nhân nhẹ hoặc không triệu chứng. Trong một số bệnh viện lớn, trung bình bệnh viện có 10 phòng ICU thì nhu cầu thực tế đã là 12 bệnh nhân. Riêng tại thủ đô Bangkok, khi số ca nhiễm mới mỗi ngày đã quanh mức 4.000 thì công suất tiếp nhận của các bệnh viện chỉ là 1.000, theo tờ The Straits Times.

Tỉnh Phuket đã cấm hoạt động đến và về từ các tỉnh thành khác của Thái Lan trong hai tuần, từ 3-8 tới 16-8 để giảm nguy cơ lây lan COVID-19 tới hòn đảo du lịch này. Quy định này không áp dụng với du khách quốc tế, những người đã được tiêm đủ hai mũi vaccine ngừa COVID-19 trước khi nhập cảnh tại sân bay quốc tế Phuket.

Lào muốn nối lại hoạt động du lịch quốc tế

Chính phủ Lào đang xúc tiến nối lại hoạt động du lịch quốc tế bất chấp việc nước này đang chịu một làn sóng COVID-19 mới, theo tờ New Straits Times.

Ngày 29-7, Lào báo cáo 241 ca nhiễm mới, nâng tổng số người mắc COVID-19 tại nước này lên 5.675. Trong đó, 6 bệnh nhân đã tử vong sau khi trường hợp mới nhất được công bố hôm 28-7.

Bộ Thông tin, văn hóa và du lịch Lào đã được yêu cầu làm việc với các địa phương để chuẩn bị mở lại hoạt động du lịch trong trạng thái “bình thường mới”. Chính quyền Vientiane cho rằng việc khai trương tuyến đường sắt Lào-Trung vào tháng 12 tới sẽ là thời cơ chín muồi để Lào khôi phục ngành du lịch một cách thận trọng.

Ngành y tế Lào thông báo đã triển khai hơn 1,1 triệu liều vaccine. Riêng tại thủ đô Vientiane, tỉ lệ dân được tiêm ít nhất một mũi vaccine đã đạt 44%. 

Xem thêm: lmth.8274001-hcil-ud-gnuhc-meit-naot-iab-iaig-hcac-mit-coun-cac-and-91divoc-gnouht-gnat/et-couq/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tang thương COVID-19 ĐNA, các nước tìm cách giải bài toán tiêm chủng, du lịch”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools