vĐồng tin tức tài chính 365

TPHCM: Chiến lược giảm số ca nhiễm đi cùng việc đẩy nhanh tiêm vaccine

2021-07-31 03:46

TPHCM: Chiến lược giảm số ca nhiễm đi cùng việc đẩy nhanh tiêm vaccine

Minh Duy

(KTSG Online) - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, chiến lược hiệu quả nhất lúc này với TPHCM là phải tập trung tiêm vaccine cho người dân trong thời gian sớm nhất để tạo miễn dịch cộng đồng.

Một điểm cách ly tập trung người nhiễm Covid-19 tại TPHCM. Trong đợt bùng dịch lần thứ tư này, TPHCM đã có hơn 86.000 người nhiễm Covid-19. Ảnh: Minh Duy

Tiêm vaccine nhanh để ngăn dịch lây sang vùng khác

Theo thông tin từ Bộ Y tế, trong ngày 30-7 ghi nhận 8.649 ca mắc mới, trong đó 27 ca nhập cảnh và 8.622 ca ghi nhận trong nước, cao nhất là tại TPHCM với 4.282 ca.

Dù đã qua nhiều ngày thực hiện giãn cách toàn TPHCM để ngăn dịch nhưng số ca nhiễm vẫn ở mức cao. Theo Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, chiến lược hiệu quả nhất lúc này với TPHCM là phải tập trung tiêm vaccine cho người dân trong thời gian sớm nhất để tạo miễn dịch cộng đồng. Sau đó, ngành y tế sẽ khoanh gọn khu vực này, không để dịch lây lan ra khu vực khác.

Điều này rất quan trọng bởi vì vaccine chỉ có đầy đủ tác dụng bảo vệ sau khoảng 1,5 tháng. Người tiêm vaccine rồi vẫn có thể bị nhiễm và lây cho người khác nhưng tỷ lệ diễn biến bệnh nặng sẽ ít đi. Nếu không, số người bị bệnh nặng và tử vong sẽ rất nhiều, khi toàn bộ hệ thống điều trị, dù có tăng cường chi viện thêm, nhưng sau thời gian dài sẽ vô cùng mệt mỏi, để lây nhiễm trong đội ngũ y tế.

Việc tiêm vaccine nhanh để chặn dịch là rất quan trọng vì vaccine chỉ có đầy đủ tác dụng bảo vệ sau khoảng một tháng rưỡi. Dù người tiêm vaccine rồi vẫn có thể bị nhiễm và lây cho người khác nhưng tỷ lệ diễn biến bệnh nặng sẽ ít đi.

"Tôi không biết nói gì hơn và tha thiết đề nghị Bộ Y tế, các tỉnh, thành phố trong thời điểm này nhường một phần vaccine để TPHCM tiêm trước cho người dân nhằm đạt được miễn dịch cộng đồng", Baochinhphu.vn dẫn lời Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.

Kết luận hội nghị của Chính phủ với 63 tỉnh, thành phố vào ngày hôm nay (30-7), Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng cho rằng cần thay đổi chính sách ưu tiên về vacine.

Theo đó, ngoài các lực lượng tuyến đầu, tình nguyện, các tổ Covid-19 cộng đồng, người cao tuổi, cần tiêm cho những người tham gia vào các chuỗi cung ứng sản xuất.

Thủ tướng tán thành với nhiều ý kiến tại cuộc họp là phải ưu tiên vaccine cho TPHCM. Ban Chỉ đạo quốc gia Phòng chống dịch Covid-19, Bộ Y tế cùng các cơ quan chuyên môn tính toán cụ thể mức độ ưu tiên phù hợp với tình hình và khả năng cung ứng.

Theo thông tin từ Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19, TPHCM đã nhận hơn 3,09 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 và đã tiêm hơn 1,3 triệu mũi tiêm. Thành phố có 6.966.626 người từ 18 tuổi trở lên. Tỷ lệ tiêm vaccine cho nhóm tuổi này hiện đã đạt 22,23%.

Tập trung điều trị ca nặng cùng chiến lược giảm số ca nhiễm

Về điều trị bệnh nhân Covid-19, TPHCM đang tập trung điều trị F0 nặng có bệnh nền để giảm tỷ lệ tử vong và tăng điều trị ở tầng 3, 4 và 5, rút ngắn thời gian điều trị F0.

Mô hình điều trị 5 tầng ở TPHCM gồm là F0 không có triệu chứng, không có bệnh nền hoặc có nhưng đã điều trị ổn định và không béo phì. Tầng 2 dành cho các F0 mới phát hiện trong cộng đồng, được khám sàng lọc và chuyển đến từ tầng 1.

Tầng 3 để điều trị F0 có triệu chứng trung bình và nặng. Tầng 4 điều trị người mắc Covid-19 nặng do bệnh lý nền hoặc bệnh lý đi kèm và tầng 5 điều trị người bệnh nặng và nguy kịch.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 cho rằng, cần phải rất sáng tạo và thực tiễn trong việc đièu trị.

Với tháp 5 tầng ở TPHCM, ở tầng thứ nhất, thứ hai thì chính quyền cơ sở đảm trách để ngành y tế chuyên sâu vào lớp thứ tư, thứ năm và một phần lớp thứ ba. Mỗi lớp điều trị đều đặt chỉ tiêu để giảm tỉ lệ số ca phải chuyển lên tuyến trên.

Bên cạnh đó TPHCM phải tổ chức lại đội ngũ lấy mẫu, xét nghiệm để giảm tải cho đội ngũ y tế đã mệt mỏi sau nhiều ngày chống dịch.Thành phố cần hướng dẫn người dân tự lấy mẫu xét nghiệm và có thêm người hỗ trợ y tế cho người dân ngay tại cộng đồng bằng cách xây dựng hệ thống giám sát y tế tại cộng đồng.

Với hệ thống này, người dân có triệu chứng nhiễm Covid-19 hoặc các bệnh khác cần hỗ trợ y tế sẽ được hỗ trợ ngay. Hệ thống giám sát sẽ gồm lớp đầu tiên là mạng lưới hàng ngàn thầy thuốc hỗ trợ từ xa qua mạng cho người dân ở trong khu vực cách ly y tế, phong tỏa và lớp thứ hai là lực lượng y tế giám sát đến từng khu dân cư.

Tuy nhấn mạnh đến chiến lược điều trị nhưng Phó thủ tướng cũng cho rằng, vẫn phải tiếp tục kiên trì chiến lược ngăn chặn, cách ly, khoanh vùng, dập dịch.

Theo đó, ngành y tế vẫn phải truy vết, cách ly F0, F1. Trừ những nơi thí điểm dần cách ly F0 ở nhà an toàn còn lại, những khu vực có ít ca nhiễm vãn phải truy vết đến cùng, thậm chí là F2, F3.

Việc khoanh vùng, thực hiện giãn cách phải nghiêm ngay từ đầu. Các địa phương phải khoanh vùng hẹp nhất có thể, chỉ khi chưa đủ căn cứ thì mới tạm thời khoanh rộng và khẩn trương điều tra dịch tễ để khoanh gọn lại.

Mời đọc thêm:

Thành lập 45 trung tâm hồi sức tích cực quốc gia, vùng điều trị bệnh nhân Covid nặng

TPHCM nhận thêm 336.000 liều vaccine Moderna do Mỹ hỗ trợ

Thêm hàng ngàn giường hồi sức tại TPHCM để cứu bệnh nhân Covid-19 nặng

Thủ tướng giao Bộ Y tế hướng dẫn xử lý quá tải tại nơi cách ly, điều trị Covid-19

Xem thêm: lmth.-eniccav-meit-hnahn-yad-ceiv-gnuc-id-meihn-ac-os-maig-coul-neihc-mchpt/589813/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“TPHCM: Chiến lược giảm số ca nhiễm đi cùng việc đẩy nhanh tiêm vaccine”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools