vĐồng tin tức tài chính 365

Vị chánh toà Tối cao 'ghét' làm Tổng thống Mỹ

2021-07-31 10:23

William Taft sinh năm 1857, là con trai của Alphonso Taft, vị thẩm phán nổi tiếng, kiêm cựu Bộ trưởng Tư pháp. Sau khi tốt nghiệp cao thứ hai trong khoa luật tại Đại học Yale, ông trở về Cincinnati tu nghiệp và bắt đầu hành nghề luật. Ông trở thành thẩm phán ở tuổi 29 và trở thành thẩm phán liên bang chỉ 5 năm sau đó, giữ chức vụ này suốt 8 năm.

Với trí tuệ và tư duy lỗi lạc, ông được Tổng thống McKinley cử đến Philippines vào năm 1900 với tư cách thống đốc dân sự và quân sự của Philippines và sau đó được bổ nhiệm làm Toàn quyền. Ông đã cải thiện nền kinh tế, xây dựng đường xá và trường học, và tăng cường tham gia vào chính phủ.

Với việc bạn thân là Phó Tổng thống Theodore Roosevelt trở thành Tổng thống vào năm 1901, Taft được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Chiến tranh, cho dù đã bày tỏ nguyện vọng quay lại ngành tư pháp và Tòa án Tối cao.

Roosevelt tin rằng Taft sẽ tiếp tục những cải cách tiến bộ của mình nên khi kết thúc nhiệm kỳ vào năm 1908 đã thuyết phục ông ra tranh cử Tổng thống với tư cách người kế nhiệm được lựa chọn.

Taft miễn cưỡng chấp nhận. Ông chưa bao giờ muốn trở thành tổng thống. Chính trị là tham vọng của vợ, không phải của ông.

Cựu Tổng thống Theodore Roosevelt (trái) và người kế nhiệm, William Taft trước lễ nhậm chức Tổng thống của Taft năm 1909. Ảnh: NYT

Cựu Tổng thống Theodore Roosevelt (trái) và người kế nhiệm, William Taft trước lễ nhậm chức Tổng thống năm 1909. Ảnh: NYT

Taft đã đánh bại William Jennings Bryan trong chiến dịch bầu cử kịch tính để trở thành Tổng thống thứ 27 của Mỹ. Ngay trước lễ tuyên thệ của ông, một cơn bão mang lớp tuyết dày 25 cm đổ bộ xuống thủ đô Washington DC khiến các chuyến tàu bị đình trệ và giao thông trong thành phố rối loạn. 6.000 thanh niên và 500 xe goòng đã được huy động để dọn 58.000 tấn tuyết khỏi con đường diễu hành.

Ngày nhậm chức của ông được coi tồi tệ nhất lịch sử nước Mỹ, đồng thời điềm báo cho một nhiệm kỳ không yên ả. Bốn năm đương nhiệm của ông được đánh dấu bằng mâu thuẫn ngày càng lớn với người bạn thân thiết, Roosevelt.

Tổng thống Taft bị cáo buộc đã không thực hiện các chính sách theo con đường trước đó của Roosevelt. Thay vào đó, ông liên kết với những người bảo thủ và doanh nhân của Đảng Cộng hòa, tăng thuế và sa thải nhiều quan chức thân cận của người tiền nhiệm.

Taft không bao giờ cảm thấy thoải mái với tư cách chính trị gia, hầu như không có bài phát biểu tranh cử nào sau khi được tái đề cử, chơi golf thường xuyên, tăng cân liên tục và cam chịu thất bại.

Quá tức giận, Roosevelt đã chống lại Taft với tư cách ứng cử viên tổng thống vào năm 1912. Mâu thuẫn giữa họ lên đến đỉnh điểm vào vào năm 1912 với việc cả hai đều thua trong cuộc bầu cử đại cử tri trước đảng Dân chủ.

Taft chỉ đứng thứ ba với ít hơn 25% số phiếu phổ thông và chỉ có tám phiếu đại cử tri. Ông hài hước gọi thất bại của mình "không chỉ một trận lở đất mà còn là một cơn sóng thủy triều và thảm họa diệt vong". Ông cảm thấy được giải thoát khỏi chính trường.

Cựu Tổng thống William Taft cùng vợ và các con. Ảnh: Histrory

Cựu tổng thống William Taft cùng vợ và các con. Ảnh: Histrory

Nhẹ nhõm và hạnh phúc khi trở lại công việc yêu thích, Taft dành tám năm tiếp theo với tư cách là giáo sư luật hiến pháp tại Đại học Yale, có các bài phát biểu trên khắp đất nước, phục vụ trong Hội đồng Lao động Chiến tranh Quốc gia trong Thế chiến I, và vận động thuyết phục Mỹ gia nhập League of Nations, tổ chức liên chính phủ đầu tiên trên toàn thế giới có nhiệm vụ chính là duy trì hòa bình thế giới.

"Là một chính trị gia hết hạn, tôi giờ trở thành một chính khách," ông châm biếm.

Taft đã ủng hộ Warren Harding trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1920 và Harding đề nghị cho Taft gia nhập Tòa án Tối cao. Tuy nhiên, Taft từ chối, nói rằng với tư cách là tổng thống, khi đương nhiệm, đã đề cử một số thẩm phán khác phục vụ tại Tòa tối cao.

Sau một số cuộc tranh luận trong Nhà Trắng, Tổng thống Harding vẫn quyết định đề cử Taft làm Chánh án Toà án Tối cao vào ngày 30/6/1921 và nhậm chức ngay hôm sau, trở thành người đàn ông duy nhất trong lịch sử Mỹ giữ chức vụ cao nhất trong cả hai nhánh hành pháp và tư pháp.

Là Chánh án, ông được công chúng ca ngợi: "Khi ngồi trên ghế phán xử, ông như một trong những vị thần tối cao, một vị Phật tươi cười, điềm đạm, khôn ngoan, dịu dàng, ngọt ngào".

Khi làm Chánh toà Tối cao, William Taft được công chúng yêu mến vì sự hóm hỉnh, công tâm và điềm đạm. Ảnh: Histroy

Khi làm Chánh toà Tối cao, William Taft được công chúng yêu mến vì sự hóm hỉnh, công tâm và điềm đạm. Ảnh: Histroy

Vị thẩm phán nổi tiếng bình dân, thường xuyên đi bộ 5 km từ nhà đến trụ sở Toà án Tối cao trong khuôn viên toà nhà Quốc hội và làm việc hầu như đến đêm. Kết quả là chỉ gần một năm sau, cân nặng của ông giảm liền 90 pound, xuống còn 260 pound (khoảng 117 kg).

Chánh án Taft đã mang lại những cải cách lịch sử. Ông ủng hộ quyền lực của tổng thống trong việc sa thải các quan chức liên bang mà không cần sự chấp thuận của Thượng viện.

Taft thường bỏ phiếu ủng hộ việc điều chỉnh luật với doanh nghiệp, nổi tiếng nhất là khi ông đánh thuế và phạt mạnh, trừng phạt các công ty sử dụng lao động trẻ em, ủng hộ một quy định thời gian làm việc tối đa cho phụ nữ không quá 10 giờ/ngày và chống lại chính sách hạ mức lương tối thiểu cho lao động nữ. Ông trở thành "kẻ thù lâu năm" của các liên đoàn lao động, nhưng được công nhân nghèo ngưỡng mộ.

Ông cũng luôn đồng thuận việc thực thi nghiêm ngặt luật chống rượu, ngay cả khi nó khiến ông mâu thuẫn với vợ. Trong chuyến đi đến London năm 1922, vợ ông và đại sứ Mỹ tại Anh uống bia, trong khi ông và phu nhân đại sứ say sưa với bánh quy giòn, pho mát và trái cây.

Taft cũng thành công trong việc thuyết phục Quốc hội tài trợ cho việc xây dựng một tòa nhà của Tòa án Tối cao để các thẩm phán có thể chuyển ra khỏi Phòng Thượng viện cũ buồn tẻ và phòng sập xệ ở tầng hầm của đồi Capitol. Mặc dù Taft không sống để chứng kiến nó mở cửa vào năm 1935 nhưng tòa nhà lớn phản ánh sự độc lập của nó với các nhánh khác của chính phủ.

Theo một ước tính, trong 9 năm đương chức Chánh toà, Taft đã viết 249 góp ý cải tổ cho tòa án. Những người kế nhiệm gọi Taft là "một trong những Chánh án vĩ đại, xứng đáng được tín nhiệm tuyệt đối" song ít được đồng nghiệp và thời đại công nhận. Taft không phải không nhận ra điều này, song đáp trả, ông nói: "Hầu hết những người bất đồng chính kiến là một dạng của chủ nghĩa tự cao tự đại. Họ chẳng làm gì nên hồn ngoài việc làm suy yếu đất nước".

Ông buông búa thẩm phán ở tuổi 72, sau khi suy tim nặng và qua đời sau đó một tháng. Người Mỹ nhớ các tổng thống nhiều hơn họ nhớ các chánh án, nhưng Taft là một ngoại lệ.

Trong cáo phó chính thức, tờ Times gọi vị Tổng thống kiêm Chánh án là "sự trở lại chưa từng có trong biên niên sử chính trị nước Mỹ".

Hải Thư (Theo White House, National Constitution Center, Smithsonian)

Xem thêm: lmth.6852334-ym-gnoht-gnot-mal-tehg-oac-iot-aot-hnahc-iv/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Vị chánh toà Tối cao 'ghét' làm Tổng thống Mỹ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools