vĐồng tin tức tài chính 365

Nhà sản xuất và bán lẻ hàng tiêu dùng vừa chống dịch vừa thúc đẩy sản xuất kinh doanh

2021-07-31 11:30

Sản xuất và bán lẻ hàng tiêu dùng vượt sóng lớn…

Mới đây, Tập đoàn Masan vừa công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm. Hiện tại, Masan có hơn 30 nhà máy sản xuất sản phẩm hàng tiêu dùng trên cả nước. Trong đó, đặc biệt tập trung ở các tỉnh thành phía Nam như Bình Dương, Long An, Đồng Nai, Hậu Giang… Đây là những tỉnh diễn biến dịch đang căng thằng. Các nhà máy của Masan có quy mô hàng ngàn công nhân. Trên toàn quốc, các nhà máy của Masan đều luôn ở trạng thái sẵn sàng kích hoạt các cấp độ phòng chống dịch Covid-19 theo 4 cấp độ khác nhau, từ trạng thái "bình thường mới" tới cấp độ cao nhất cho các vùng được coi là tâm dịch. Hiện, nhiều nhà máy đang áp dụng phương án sản xuất ở mức độ chống dịch cao nhất, cấp độ 4.

Nhà sản xuất và bán lẻ hàng tiêu dùng vừa chống dịch vừa thúc đẩy sản xuất kinh doanh - Ảnh 1.

Hệ thống siêu thị VinMart

Nhà máy có quy mô càng lớn, số lượng công nhân càng lớn đồng nghĩa với áp lực lên doanh nghiệp để triển khai chủ trương "3 tại chỗ". Doanh nghiệp phải gồng mình co kéo mọi nguồn lực để đáp ứng điều kiện ăn ở cho CBNV, đảm bảo an toàn sản xuất trong mùa dịch. Ngoài ra, để tiếp tục vận hành nhà máy, các chi phí cũng tăng lên như chi phí xét nghiệm 3 ngày/lần, mua sắm trang thiết bị lưu trú, tổ chức các bữa ăn cho người lao động, sát trùng, khử khuẩn nhà máy… Cùng với đó là nguy cơ hiện hữu thiếu hụt lao động, do nhiều lao động nữ xin nghỉ việc vì không thể áp dụng "3 tại chỗ" khi gia đình có con nhỏ cần chăm sóc.

Không chỉ khó khăn ở khâu sản xuất, là doanh nghiệp sở hữu chuỗi hệ thống bán lẻ lớn nhất cả nước, Masan còn phải đối mặt với những khó khăn của ngành này. Lưu thông vận chuyển hàng hóa, di chuyển giữa các vùng dịch. Tỉ lệ nghỉ việc luân phiên lên tới 100% do người lao động lo lắng làm việc trong môi trường nguy cơ cao. Nhân sự thiếu hụt do nhiều trường hợp phải đi cách ly theo hướng dẫn của cơ quan y tế. Các chi phí y tế tăng như sát khử khuẩn, xét nghiệm, công cụ lao động đặc thù mùa dịch... Toàn bộ hệ thống trên cả nước áp dụng nghiêm ngặt tiêu chuẩn chống dịch 5K.

Nhà sản xuất và bán lẻ hàng tiêu dùng vừa chống dịch vừa thúc đẩy sản xuất kinh doanh - Ảnh 2.

VinMart/VinMart+ thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng dịch

… nỗ lực duy trì chuỗi cung ứng, phục vụ hàng hóa thiết yếu cho người dân

Hệ thống bán lẻ VinCommerce (Công ty thành viên của Tập đoàn Masan) tuân thủ 5K nghiêm ngặt, chủ động tìm kiếm nguồn vaccine để ưu tiên tiêm cho đội ngũ nhân viên bán lẻ. Điều này góp phần tạo ra không gian mua sắm an toàn, không chỉ đảm bảo sức khỏe khách hàng mà còn an toàn cho hệ thống chuỗi hoạt động liên tục phục vụ nhân dân. Hệ thống gần 2.500 siêu thị/cửa hàng VinMart/VinMart+ cũng tăng cường chú trọng vào nhu yếu phẩm, đặc biệt là mặt hàng tươi sống, đa dạng hóa danh mục sản phẩm hàng hóa thiết yếu. Hình thức mua sắm trên các nền tảng online được tăng cường. Nhờ đó, kênh bán hàng quan trọng này có doanh số hàng tháng tăng gấp ba lần vào tháng 6/2021 so với Quý 1/2021.

Nhà sản xuất và bán lẻ hàng tiêu dùng vừa chống dịch vừa thúc đẩy sản xuất kinh doanh - Ảnh 3.

Một cửa hàng VinMart+ tại TP. Hồ Chí Minh

VinCommerce đã nỗ lực để đạt được thỏa thuận tốt hơn với nhà cung cấp, tối ưu chi phí cửa hàng, đổi mới mô hình chuỗi cung ứng hiệu quả hơn và danh mục sản phẩm thu hút khách đến cửa hàng. Mô hình Phúc Long kiosk được triển khai vào tháng 6 đã giúp tăng lưu lượng khách và gia tăng biên lợi nhuận của VinMart+. Như vậy, kể từ khi về tay Masan, VinCommerce đã có 3 quý liên tiếp đạt EBITDA dương, cải thiện từ 0,2% vào Quý 4/2020, lên 1,8% vào Quý 1/2021 và 2,1% vào Quý 2/2021. Trong nửa năm còn lại, mặc dù xác định sẽ còn nhiều khó khăn nhưng VinCommerce sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới cửa hàng, dự kiến thêm từ 300 – 500 cửa hàng VinMart+.

Nhà sản xuất và bán lẻ hàng tiêu dùng vừa chống dịch vừa thúc đẩy sản xuất kinh doanh - Ảnh 4.

Siêu thị VinMart

Ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch HĐQT Masan Group chia sẻ: "Cùng đồng lòng với người dân cả nước trong giai đoạn khó khăn này, chúng ta, mọi thành viên Masan, đang dốc toàn lực thực hiện nhiệm vụ từ sản xuất đến hậu cần, bán lẻ để cung ứng hàng hóa, phục vụ tốt nhất nhu cầu thiết yếu hàng ngày của hàng triệu người dân, thực hiện sứ mệnh "Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người tiêu dùng Việt Nam" ngay cả trong giai đoạn vô cùng khó khăn cùng cả nước kiên cường chống dịch này.

Masan sẽ tiếp tục đứng vững "Cùng Việt Nam và vì Việt Nam".

Tính đến hết nửa đầu năm 2021, Masan đã hoàn thành 44,8% mục tiêu doanh thu năm 2021 ở mức thấp nhất là 92.000 tỷ đồng. Masan đạt 979 tỷ đồng lợi nhuận thuần phân bổ cho Cổ đông của Công ty (NPAT Post-MI), hoàn thành 39,1% mục tiêu lợi nhuận ở mức thấp của năm 2021 là 2.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo nhận định, Masan sẽ phải tiếp tục thích ứng linh hoạt và nỗ lực hơn nữa. Vì kết quả kinh doanh sắp tới có thể bị ảnh hưởng bởi giá đầu vào cao hơn, rủi ro đứt gãy chuỗi cung ứng, cửa hàng bị đóng cửa do phong tỏa và kế hoạch mở rộng điểm bán bị chậm lại. Chi phí ở các lĩnh vực kinh doanh gia tăng do thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19, bao gồm việc thực hiện chỉ thị "3 tại chỗ" và nguy cơ không đáp ứng kịp nhu cầu tiêu dùng gia tăng có thể ảnh hưởng đến kết quả tài chính.

Ánh Dương

Theo Nhịp Sống Kinh Tế

Xem thêm: nhc.81423101113701202-hnaod-hnik-taux-nas-yad-cuht-auv-hcid-gnohc-auv-gnud-ueit-gnah-el-nab-av-taux-nas-ahn/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nhà sản xuất và bán lẻ hàng tiêu dùng vừa chống dịch vừa thúc đẩy sản xuất kinh doanh”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools