Số ca mắc mới trong các nhà máy, các khu, cụm công nghiệp tăng nhanh những ngày qua. Phương án "3 tại chỗ" tức là ăn tại chỗ, nghỉ tại chỗ, và sản xuất tại chỗ. Mục tiêu của phương án này, là nhằm duy trì sản xuất tập trung, tạo điều kiện thuận lợi cho việc truy vết, khoanh vùng khi có nguy cơ dịch bệnh. Thế nhưng thực tế, việc triển khai phương án "3 tại chỗ" ở khu vực phía Nam vẫn đang gặp không ít khó khăn.
Từ 28/6, Công ty Cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan) bắt đầu áp dụng cho công nhân ăn, nghỉ và làm việc tại nhà máy. Tuy nhiên, 19 ngày sau, Vissan đã phát hiện tới 19 ca F0 trong nhà máy.
Đặc thù công việc tại nhà máy là phải tiếp xúc rất nhiều, từ nhân viên bán hàng, mậu dịch bên ngoài, phát sinh đổi trả hàng... khiến virus vẫn có cơ hội đi vào.
Một góc nghỉ ngơi sau giờ làm tại một công ty chuyên sản xuất linh kiện điện tử ở thành phố Thủ Dầu Một thực hiện "3 tại chỗ" cho người lao động. (Ảnh: TTXVN)
Trong khi đó, do không thể đáp ứng tiêu chí "3 tại chỗ" nên Công ty Cổ phần May Sơn Việt buộc phải tạm ngưng hoạt động.
"Khi thiết kế, máy móc tại nhà xưởng full hết. Thứ hai là trong giai đoạn này, theo tính toán, do phải xét nghiệm hàng tuần cho công nhân, mỗi tháng xét nghiệm tối thiểu là 4 lần, với số lượng công nhân đông như vậy thì riêng chi phí xét nghiệm chiếm đến 20 - 30% chi phí lương", Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP May Sơn Việt Hà Xuân Anh cho hay.
Không có diện tích, chi phí test xét nghiệm cao đã khiến nhiều doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh chưa thể thực hiện "3 tại chỗ".
VTV.vn - Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bình Dương yêu cầu khi phát hiện có dịch bệnh xảy ra, doanh nghiệp phải lập tức dừng sản xuất, không để lây lan.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.63793450113701202-ohc-iat-3-iov-ohk-pag-peihgn-hnaod/et-hnik/nv.vtv