vĐồng tin tức tài chính 365

Những phụ nữ giúp thế giới chống COVID-19

2021-07-31 14:18
Những phụ nữ giúp thế giới chống COVID-19 - Ảnh 1.

Bà Sarah Gilbert - Ảnh: PA Images

Ngay cả khi bị ràng buộc nhiều hơn với trách nhiệm gia đình trong đại dịch, họ vẫn duy trì kỷ luật lao động khoa học nghiêm túc và hết mình.

Trong nhiều thập niên trước, các nhà khoa học làm việc trong lĩnh vực vắc xin và vi sinh ít có cơ hội tiếp cận các nguồn tài trợ nghiên cứu vì có quan niệm sai lầm cho rằng các bệnh truyền nhiễm không còn là mối đe dọa với sức khỏe cộng đồng ở các nước thu nhập cao. 

Song khi dịch COVID-19 bùng nổ, một lần nữa, vắc xin và ngành vi sinh đã chứng tỏ vai trò thiết yếu trong kiểm soát dịch bệnh.

Bà mẹ sinh ba

Các nhà khoa học nữ đã có đóng góp rất lớn cho cuộc chiến chống COVID-19 của nhân loại. Nhiều người trong số họ đã lặng lẽ, kiên trì làm việc ngay cả khi không được tưởng thưởng cả vật chất lẫn tinh thần. Tác giả Lara Marks trong bài viết mới công bố trên tạp chí The Lancet tháng 7-2021 đã dành sự trân trọng đặc biệt với các nhà khoa học nữ xuất sắc này.

Một trong số họ là bà Sarah Gilbert, giáo sư về vắc xin tại Viện Jenner, ĐH Oxford (Anh). Bà đã cùng các đồng nghiệp thiết kế nền tảng cơ bản giúp phát triển vắc xin ChAdOx1 nCoV-19 của AstraZeneca và Oxford sau này.

Trong hơn 20 năm qua, bà Gilbert đã hợp tác với ông Adrian Hill - giám đốc Viện Jenner, tạo ra các vector virus tái tổ hợp mà theo họ sẽ giúp vắc xin tạo được phản ứng của tế bào T dễ dàng hơn, bên cạnh các phản ứng kháng thể khác, từ đó làm tăng hiệu quả vắc xin.

Vắc xin ChAdOx1 nCoV-19 dùng một vector virus (hay virus trung gian) thuộc nhóm adenovirus lấy từ loài tinh tinh. Vector này mang gene mã hóa cho một loại protein gai chỉ có trên bề mặt virus SARS-CoV-2. Khi được đưa vào cơ thể, vector virus sử dụng gene đó để tạo ra protein gai và kích hoạt hệ miễn dịch sinh kháng thể đáp ứng miễn dịch.

Được cấp bằng sáng chế năm 2016, vector virus do nhóm nghiên cứu của bà Gilbert tìm ra đã tạo nên một nền tảng quan trọng để phát triển nhanh, tiết kiệm chi phí nhiều loại vắc xin phòng các bệnh mới xuất hiện và cả các bệnh ít được quan tâm.

Trước khi dịch COVID-19 xảy ra, nhóm của bà Gilbert đã tìm hiểu khả năng ứng dụng vector virus này trong một số vắc xin, trong đó có vắc xin ngừa cúm, sốt rét, Ebola và Zika.

Giai đoạn đầu thử nghiệm trên người năm 2018 cho thấy vector virus này an toàn, hiệu quả trong tạo phản ứng miễn dịch ở vắc xin MERS-CoV.

Bà Gilbert từng có lúc đứng trước lựa chọn có nên từ bỏ khoa học không khi đối diện thách thức phải cân bằng giữa việc nghiên cứu toàn thời gian và vai trò của bà mẹ ba con.

Sau mọi gian truân, bà đã ở lại với khoa học. Như bà thừa nhận, việc làm mẹ đã giúp bà chuẩn bị tốt cho những sức ép lớn liên quan các nghiên cứu cần được tăng tốc tối đa trong đại dịch COVID-19 vừa qua. Nó cũng buộc bà phải tổ chức mọi thứ khoa học hơn và học cách thích nghi với những giấc ngủ rất ngắn khi chỉ được ngủ khoảng 4 tiếng mỗi đêm.

Những phụ nữ giúp thế giới chống COVID-19 - Ảnh 2.

Bà Katalin Karikó - Ảnh: Rosta Tibor/MTVA

Thăng trầm và quả ngọt

Một nhà khoa học khác cũng có tinh thần dũng cảm không kém bà Gilbert, đó là giáo sư Katalin Karikó, người phụ nữ đứng sau công nghệ mRNA giúp bào chế 2 vắc xin COVID-19 của Pfizer-BioNTech và Moderna.

Sinh tại Hungary và được đào tạo chuyên môn trong lĩnh vực hóa sinh, cuộc đời bà Karikó liên tục bị thử thách. Năm 1985, ở tuổi 30, bà thất nghiệp, buộc phải cùng chồng và con gái nhỏ sang Mỹ tìm cơ hội việc làm ở môi trường học thuật mới với số tiền ít ỏi còn lại.

Làm việc tại Philadelphia, suốt 15 năm bà Karikó liên tục bị từ chối hồ sơ xin tài trợ cho các nghiên cứu về ứng dụng công nghệ mRNA trong trị liệu - một lĩnh vực bà bắt đầu nghiên cứu từ lúc còn ở Hungary. Cũng vì thiếu nguồn tài trợ nghiên cứu, bà không được thăng tiến tại ĐH Pennsylvania bất kể đã làm việc tại đây 6 năm.

Nỗi thăng trầm của nhà khoa học này một phần là vì nghiên cứu của bà quá mới ở thời điểm đó. Do phân tử mRNA tổng hợp rất dễ hỏng nên lúc đó chưa ai tin có thể ứng dụng nó bào chế thuốc.

Kiên quyết theo đuổi ý tưởng nghiên cứu, may mắn đã đến với bà Karikó năm 1997 khi bà thuyết phục được ông Drew Weissman, một bác sĩ và là nhà miễn dịch học vừa vào làm việc cùng khoa trong trường ĐH, nhận lời hợp tác nghiên cứu.

Năm 2000, họ công bố vật liệu di truyền mRNA tổng hợp có khả năng kích thích sinh ra đáp ứng miễn dịch, nhưng tới năm 2005 mới là bước đột phá nghiên cứu khi họ phát hiện việc kết hợp các nucleoside chỉnh sửa vào mRNA đã ngăn chặn phản ứng miễn dịch.

Bất kể việc lúc ấy chẳng ai chú ý, nhưng phát hiện của họ đã đặt nền tảng cho việc sử dụng công nghệ mRNA trong phát triển các vắc xin COVID-19. Bà Karikó hiện là phó chủ tịch cao cấp tại Công ty BioNTech.

Người "chọn" virus corona

corbert

Bà Kizzmekia Corbett - Ảnh: Kizzmekia Corbett

Nền tảng công nghệ của bà Karikó cũng đã góp phần quan trọng trong công trình của một nhà khoa học nữ nổi tiếng khác, đó là chuyên gia miễn dịch học người Mỹ, bà Kizzmekia Corbett.

Từ năm 2014, bà Corbett đã chủ trì nghiên cứu phát triển các vắc xin mới ngừa virus corona tại Trung tâm nghiên cứu vắc xin thuộc Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH).

Theo chia sẻ của bà Kizzmekia Corbett với tác giả Lara Marks trên tạp chí The Lancet, thoạt tiên bà cảm thấy quan tâm tới virus corona vì "hầu hết mọi người không quan tâm đến nó", và đó là cách để "xây dựng ngách nghiên cứu riêng và có thể tìm hiểu một lĩnh vực còn ít người khám phá".

Tuy nhiên điều quan trọng hơn cả là bà Corbett đã giúp tìm ra mục tiêu tấn công lý tưởng nhất của virus corona để vắc xin đạt hiệu quả, đó là các gai protein (spike protein) của chúng.

Khi tìm hiểu về virus MERS-CoV năm 2017, bà Corbett cùng các đồng nghiệp phát hiện ra điều đó. Nghiên cứu này đã mở ra hướng bào chế vắc xin mRNA-1273 ngừa COVID-19 mà Công ty Moderna phối hợp với NIH phát triển.

Bà Corbett giữ vai trò chính trong thiết kế vắc xin này và là người chủ trì các nghiên cứu tiền lâm sàng cần thiết trước khi vắc xin COVID-19 của Moderna thử nghiệm trên người. Bà cũng là người phát triển các xét nghiệm cần thiết khác để kiểm tra các mẫu thử lâm sàng.

Nhà khoa học này còn góp công lớn trong nghiên cứu về các phản ứng kháng thể với virus corona tạo nền tảng cho phát triển liệu pháp kháng thể đơn dòng LY-CoV555 trung hòa virus trong điều trị COVID-19.

Nỗ lực giải trình tự các hệ gene

sharonpeacock1

Bà Sharon Peacock - Ảnh: The Conversation

Giống như bà Corbett, bà Sharon Peacock là người đầu tiên trong gia đình bà được học đại học. Rời trường phổ thông năm 16 tuổi để đi làm tại một cửa hàng, một năm sau đó, bà bắt đầu học ngành y tá nha khoa, rồi học tiếp y tá trước khi quyết định theo đuổi sự nghiệp y học.

Vừa làm việc bán thời gian, bà vừa theo học một trường cao đẳng kỹ thuật và học thêm các lớp buổi tối để nhận đủ các chứng chỉ cần thiết và trở thành sinh viên trường y ở độ tuổi lớn hơn nhiều so với các bạn cùng khóa.

Là giáo sư ngành y tế cộng đồng và vi sinh ở ĐH Cambridge (Anh), tháng 3-2020 bà Peacock đã chủ trì việc thành lập Hiệp hội nghiên cứu hệ gene học của Anh để ứng phó dịch COVID-19 có tên COVID-19 Genomics UK Consortium (COG-UK).

Với việc thành lập COG-UK, bà Peacock và các đồng nghiệp trên cả nước đã nỗ lực giải trình tự các hệ gene virus SARS-CoV-2 nhanh nhất để sơ đồ hóa tình hình lây lan cũng như sự tiến hóa của chủng virus này (qua sự xuất hiện các biến thể).

Khi nói về COG-UK, bà Peacock tới giờ vẫn còn rất ngạc nhiên khi nhớ lại bà và các đồng nghiệp đã có thể xúc tiến chương trình đó thần tốc như vậy. Nhất là vào thời điểm nhiều người vẫn còn ngờ vực không biết liệu virus SARS-CoV-2 có biến đổi nhiều hay không.

Đóng góp của COG-UK đã đưa Vương quốc Anh trở thành quốc gia có năng lực phân tích trình tự gene của virus SARS-CoV-2 hàng đầu thế giới. Theo Hãng tin Reuters, khoảng 1/3 trong số tất cả các giải trình tự gene của virus SARS-CoV-2 được gửi cho cơ sở dữ liệu GISAID quốc tế là do Anh cung cấp.

GISAID là bản đồ cập nhật kết quả giải trình tự gene SARS-CoV-2 được các nhà khoa học trên toàn cầu cập nhật liên tục. Đây là nguồn dữ liệu mở để giới khoa học các nước cùng tham khảo, theo sát sự biến đổi của SARS-CoV-2.

Những phụ nữ dốc lòng mùa dịchNhững phụ nữ dốc lòng mùa dịch

TTO - Tại các phường, xã của TP.HCM, những ngày này chị em phụ nữ dốc lòng dốc sức giúp tuyến đầu an tâm chống dịch, từ bữa ăn đến ly nước và nhiều việc không tên khác…

Xem thêm: mth.58275349013701202-91-divoc-gnohc-ioig-eht-puig-un-uhp-gnuhn/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Những phụ nữ giúp thế giới chống COVID-19”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools