vĐồng tin tức tài chính 365

Olympic Tokyo 2020 để lộ "gót chân A-sin" công nghệ của Nhật Bản?

2021-07-31 16:17

Nhật Bản phô diễn sức mạnh công nghệ tại Olympic Tokyo 2020

Tại Olympic Tokyo 2020, hàng trăm máy bay không người lái trình diễn những màn "biến hình bằng ánh sáng" - "pháo hoa xanh" của tương lai; hệ thống máy ảnh 10.000 khung hình/giây giúp phân định giữa nhà vô địch Thế vận hội và người về nhì với khoảng cách chỉ vài phần nghìn giây; ngồi nhà và tận hưởng không khí Olympic trực tiếp qua công nghệ thực tế ảo, nhưng người hâm mộ vẫn có thể gửi mọi bài đăng và video cổ vũ đến thẳng địa điểm thi đấu.

Trên đây chỉ là một vài trong số hàng loạt công nghệ mới được nước Nhật phô diễn tại kỳ Olympic Tokyo 2020. Tổ chức Thế vận hội trên sân nhà luôn là cơ hội để Nhật Bản thể hiện các công nghệ tối tân, một ví dụ đó là con tàu Shinkansen, biểu tượng công nghệ tại Olympic Tokyo 1964.

Olympic Tokyo 2020 để lộ gót chân A-sin công nghệ của Nhật Bản? - Ảnh 1.

Robot đón khách triển khai ở sân bay Haneda tại Tokyo. (Ảnh: Reuters)

Khai mạc Thế vận hội 1964 trùng với sự kiện ra mắt tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên của Nhật Bản với tốc độ 210 km/h. Đó cũng là khởi đầu cho một giai đoạn 2 thập kỷ được xem là "thời hoàng kim" của đất nước này với những sản phẩm "vang bóng" như TV Sony hay máy nghe nhạc Walkman. Thậm chí, người ta từng dự đoán rằng, các đột phá công nghệ có thể đưa đất nước mặt trời mọc vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế số 1 toàn cầu.

Tuy nhiên, thời kỳ hoàng kim trong lĩnh vực điện tử tiêu dùng vào những năm 1980 không đảm bảo được vị thế dẫn đầu của họ trong 20 năm sau.

Nhật Bản tụt lại trong cuộc đua công nghệ toàn cầu

Nếu 3 thập kỷ trước, trong 50 công ty giá trị nhất thế giới, có tới 32 công ty là của Nhật Bản, tức chiếm hơn 60% danh sách, thì nay Nhật Bản có duy nhất 1 công ty là Toyota lọt vào danh sách này. Tờ báo tài chính Financial Times nhận định đây là một bước lùi cho Nhật Bản.

Tỷ phú Masayoshi Son, nhà sáng lập của tập đoàn Softbank từng phải cảnh báo các doanh nghiệp Nhật Bản cần phải "thức tỉnh" và rằng quốc gia từng một thời lừng lẫy với những cải cách nay lại tụt lùi một cách nguy hiểm về phát triển trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo AI. Thay vào đó, Trung Quốc, Hàn Quốc, hay Đài Loan (Trung Quốc) lại có những bứt phá trong "cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư".

Theo thống kê của CBInsights, kể từ năm 2019 đến nay, Softbank đã đổ số tiền đầu tư gần 10 tỷ USD, vào 17 dự án/startup công nghệ trong năm 2019 cho đến nay, trong đó có những cái tên nổi tiếng như Grab của Singapore hay Doordash của Mỹ... Thế nhưng trong danh sách này không có công ty nào thuộc về Nhật Bản.

10% giao dịch tại Nhật Bản là thương mại điện tử

Nhật Bản từng tiên phong trong xu hướng phát triển mã QR, nhưng hiện lại là một trong những quốc gia có tỷ lệ thanh toán không tiền mặt thấp nhất trên thế giới. 80% giao dịch hàng ngày đều bằng tiền mặt.

Chỉ 10% giao dịch được thực hiện qua thương mại điện tử tại Nhật Bản. Một tỷ lệ vô cùng thấp nếu so với các quốc gia như Anh, Mỹ, hay các nước châu Á khác như Hàn Quốc, Trung Quốc.

Trong khi đó, nhiều người lao động đã không thể làm việc từ nhà trong thời kỳ giãn cách xã hội do COVID-19, bởi theo tờ báo Herald (Mỹ) nhiều người Nhật không có sẵn kết nối ở nhà.

Hay như ở thời kỳ đầu của đại dịch, những dữ liệu xét nghiệm PCR quan trọng đều được gửi đến các bộ ngành liên quan bằng fax, sau đó mới có người thống kê chúng lên máy tính một cách thủ công.

Tờ Financial Times đã chỉ ra, trong 2 thập kỷ qua, tỷ lệ chi tiền cho các bằng sáng chế trên toàn cầu của Nhật Bản đã giảm từ hơn 30% xuống còn 10%. Năm 2020, riêng tổng chi tiêu 160 tỷ USD cho nghiên cứu và phát triển của 5 ông lớn công nghệ hàng đầu Mỹ đã lớn hơn tổng chi tiêu của toàn bộ công ty Nhật Bản.

Olympic Tokyo 2020 để lộ gót chân A-sin công nghệ của Nhật Bản? - Ảnh 2.

Nhật Bản là một trong những quốc gia có tỷ lệ thanh toán không tiền mặt thấp nhất trên thế giới. (Ảnh: Bloomberg)

Ngoài ra, nguyên nhân then chốt dẫn đến sự mất vị thế công nghệ của Nhật Bản còn do cách quản lý yếu kém và mô hình kinh doanh bất cập.

"Do quản lý kém, tốc độ cải tiến chậm mà các công ty Nhật Bản buộc phải bán phần lớn cổ phần cho các công ty nước ngoài, chủ yếu là Trung Quốc và nhận sự bảo trợ của các công ty này. Điều này đã trở thành đòn giáng mạnh vào các công ty từng dẫn đầu lĩnh vực công nghệ của Nhật Bản. Ngoài ra, các công ty Nhật Bản đã quá quen với hệ thống tích hợp theo chiều dọc, và do vậy chậm chuyển đổi sang hệ thống tích hợp theo chiều ngang đang được xem là xương sống của ngành sản xuất công nghệ cao hiện nay như chất bán dẫn", Masuoka Naojiro, chuyên gia nghiên cứu về IT NAO, nhận định.

Rõ ràng, Chính phủ Nhật Bản không thể ngồi yên. Từ vài năm qua, một số những chính sách cụ thể đã được nước này vạch ra nhằm lấy lại sức bật cho ngành công nghệ, nhất là khi nước này đang hướng tới một mục tiêu nhiều tham vọng mang tên "Xã hội 5.0".

Các nỗ lực thúc đẩy ngành công nghệ của Nhật Bản trong thời đại mới

Đại dịch COVID-19 là một thách thức lớn với dân số già của Nhật Bản, khi người cao tuổi sống riêng hoặc trong các nhà dưỡng lão không thể có nhiều người thăm nom. Bởi vậy, thành phố Fujieda, tỉnh Shizuoka đã tìm đến sự giúp đỡ từ chú robot tên Papero.

"Khi thức dậy vào buổi sáng, tôi có thể trò chuyện cùng với nó. Nó làm tôi để cảm thấy bớt cô đơn hơn trong những lúc này", bà Natsume Emiko (thành phố Fujieda, Shizuoka) chia sẻ.

Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo và nhận diện giọng nói, chú robot tí hon này không chỉ trò chuyện với người già, mà còn giúp họ tương tác dễ dàng hơn với người thân thông qua gửi ảnh và tin nhắn. Nó cũng tích hợp các cảm biến để theo dõi sức khỏe và báo động khi cần thiết.

Không chỉ thúc đẩy bởi dịch bệnh, khoa học và công nghệ mới cũng được xem là những trụ cột của kế hoạch "Xã hội 5.0" mà Chính phủ Nhật Bản đang xây dựng. Để phục vụ cho tham vọng này, nước này đã chi 235 tỷ USD vào phát triển khoa học cho giai đoạn 2016 - 2020 và tiếp tục nâng lên hơn 270 tỷ USD cho 5 năm tiếp theo.

Một vấn đề then chốt là làm chủ những công nghệ lõi như sản xuất chip bán dẫn - một lĩnh vực nước này bị tụt lại trong nhiều năm trở lại đây. Chính phủ Nhật Bản đang dành ngân sách khoảng 2 tỷ USD nhằm thúc đẩy ngành chip nội địa, cũng như bắt tay với TSMC - nhà sản xuất chip lớn nhất toàn cầu trong dự án sản xuất chip trị giá hơn 300 triệu USD.

Đây chỉ là một con số nhỏ so với hàng chục tỷ USD đang được Mỹ hay Trung Quốc chi ra, những vẫn là một bước khởi đầu nhiều hứa hẹn.

"Mỗi quốc gia có mức độ ưu tiên hỗ trợ khác nhau. Tuy nhiên Thủ tướng Suga là một người có nhiều kinh nghiệm thúc đẩy các kế hoạch kinh tế và ông cũng đang hướng đến những lĩnh vực mới liên quan đến chip bán dẫn như số hóa nền kinh tế và giảm khí thải carbon", Cựu Bộ trưởng Kinh tế và Công nghiệp Nhật Bản Akira Amari cho hay.

Nhật Bản cũng được đề cập tới 85 lần trong bản đánh giá chuỗi cung ứng của Nhà Trắng hồi tháng 6, vượt qua cả Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc). Điều đó cho thấy tiềm năng của công nghệ Nhật Bản vẫn được đánh giá cao, dù chặng đường phía trước là không hề dễ dàng.

Dù có thể không hoành tráng như chiếc tàu Shinkansen cách đây gần 60 năm, nhưng những màn biểu diễn công nghệ của Nhật Bản ở Olympic Tokyo 2020 có lẽ cũng là thông điệp rằng, nước Nhật vẫn sẵn sàng chạy đua trong kỷ nguyên mới.

“Hộ chiếu vaccine”: Chìa khóa vực dậy nền kinh tế Nhật Bản?“Hộ chiếu vaccine”: Chìa khóa vực dậy nền kinh tế Nhật Bản?

VTV.vn - Quyết định triển khai "hộ chiếu vaccine" được cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản hưởng ứng mạnh mẽ.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.87531822113701202-nab-tahn-auc-ehgn-gnoc-nis-a-nahc-tog-ol-ed-0202-oykot-cipmylo/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Olympic Tokyo 2020 để lộ "gót chân A-sin" công nghệ của Nhật Bản?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools