Núi tuyết Haba ở huyện Deqen, Tây Tạng, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) - Ảnh: DISCOVER CHINA TOURS
Sức mạnh của tự nhiên đã tạo ra một vấn đề chưa từng có đối với các kỹ sư xây dựng tuyến đường sắt ở Tây Nam Trung Quốc. Một số đoạn trong đường hầm đã bị các mảng kiến tạo Ấn Độ và Á - Âu dịch chuyển chèn ép.
Theo báo South China Morning Post, nhóm kỹ sư cho biết một số đoạn đã hoàn thành của đường hầm núi tuyết Haba ở huyện Deqen, Tây Tạng, tỉnh Vân Nam, dài 9km, đã bị ép từ đường kính 12m xuống dưới 3m - hầu như không đủ cho một chiếc ôtô đi qua.
Các kết quả đo trên thiết bị cho thấy những tảng đá xung quanh đường hầm đã chịu áp lực lớn tới 30 megapascal, bằng trọng lượng tổng hợp của 75 con voi đứng trên một chân.
Các tảng đá chủ yếu được hình thành từ dung nham, khiến chúng quá mềm để có thể chịu được gánh nặng.
"Hiện tại đây là đường hầm thách thức nhất ở Trung Quốc. Tốc độ biến dạng, thời gian và mức độ hư hại đều phá vỡ các kỷ lục trước đó", ông Tian Weiquan, giám đốc dự án của Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc, nói.
Nhóm dự án đã cố gắng hỗ trợ đường hầm bằng kết cấu bê tông cốt thép siêu bền để đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn cao. Tuy nhiên, một lực cực lớn đã biến xi măng thành bụi và xé toạc những thanh thép bền nhất.
Giám đốc Tian và các đồng nghiệp nói họ đã có một giải pháp bằng cách khoan một lỗ nhỏ hơn thiết kế xuyên qua núi, điều này sẽ giúp giải phóng phần lớn áp lực tích tụ trong đá.
Khi điều kiện ổn định, họ sẽ mở rộng kích thước của hầm để đáp ứng yêu cầu thiết kế.
Theo báo cáo, hơn 1.200 người đang làm việc tại khu vực đường hầm cả ngày lẫn đêm, gấp 4 lần so với kế hoạch trước đó.
Việc xây dựng tuyến đường sắt này bắt đầu cách đây 8 năm và dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động vào cuối năm 2022.
Tuyến đường sắt sẽ đi qua 20 đường hầm, đường hầm Haba là đường hầm cuối cùng và duy nhất chưa hoàn thành.
Khi hoàn thành, đường hầm Haba sẽ tạo thành một phần của tuyến du lịch dài 139km ở Vân Nam nối Lệ Giang với Shangri La ở Tây Tạng.
Tuyến đường sắt này chạy qua nhiều thị trấn cổ nổi tiếng và nơi sinh sống của các nhóm thiểu số trên núi tuyết và hẻm núi sâu thuộc phía đông nam của cao nguyên Tây Tạng.
Theo Chính phủ Trung Quốc, tuyến đường sắt này cũng sẽ kết nối Tây Tạng với Đông Nam Á, kích thích phát triển kinh tế trên cao nguyên cao nhất thế giới, với việc vận chuyển hàng hóa nhanh hơn và rẻ hơn đến các cảng ở Biển Đông.
TTO - Tuyến đường sắt Hotan - Ruoqiang (Hòa Điền - Nhược Khương) ở khu tự trị Tân Cương, tây bắc Trung Quốc đã bắt đầu hoạt động trong tuần này, đánh dấu sự ra đời của tuyến đường sắt trên sa mạc đầu tiên trên thế giới.
Xem thêm: mth.98431820210802202-pus-ib-couq-gnurt-auc-iun-neyux-tas-gnoud-naod-ueihn/nv.ertiout