vĐồng tin tức tài chính 365

Tắm gội kiểu này 'hại đủ đường', thậm chí có thể gây đột tử

2022-08-02 11:40

Không xả nước tóc trước và dùng quá nhiều dầu gội

Nên xả tóc kỹ trong ít nhất 1 phút trước khi thoa dầu gội đầu để giúp loại bỏ hết bụi bám. Để gội đầu hiệu quả, đầu tiên cần phải có bước xả tóc với nước để tóc ướt hoàn toàn trước khi thoa dầu gội.

Nếu tóc ướt từ trên xuống dưới, dầu gội sẽ tạo bọt tốt hơn và trải đều hơn. Nó cũng sẽ giúp bạn sử dụng ít dầu gội hơn khi gội đầu.

Đổ trực tiếp dầu gội đầu lên tóc

Một số người khác lại có thói quen đổ trực tiếp dầu gội lên da đầu mà không tạo bọt ở lòng bàn tay trước khi xoa lên tóc. Đây là một thói quen hoàn toàn sai lầm vì dầu gội đầu có chức năng tạo bọt để hút các chất bụi bẩn, bã nhờn trên da đầu.

Mặt khác, trong các loại dầu gội thường chứa nhiều hóa chất có tính tẩy rửa nên việc đổ trực tiếp lên tóc sẽ làm hóa chất tập trung nhiều tại một vùng, từ đó khiến tóc dễ gãy rụng trong khi gội và làm hại da đầu của bạn.

Chà xát mạnh khi gội đầu

Đừng nghĩ rằng, cứ chà xát thật mạnh thì da đầu của bạn sẽ được làm sạch tốt hơn. Trên thực tế, việc làm này chỉ khiến các sợi tóc bị tổn thương và mất đi lớp bảo vệ bên ngoài, kéo theo tình trạng rụng tóc nhiều hơn.

Cách gội đầu đúng nhất là bạn chỉ nên dùng đầu ngón tay gãi nhẹ nhàng, massage da đầu từ tốn để giúp các dưỡng chất trong dầu gội thấm sâu vào từng sợi tóc. Sau đó hãy xả sạch lại bằng nước.

Thoa dầu gội vào đuôi tóc

Thoa nhiều dầu gội vào phần đuôi tóc và chà xát có thể làm hỏng đuôi tóc. Phần chân tóc thường là nơi chứa nhiều dầu nhờn nhất, cần thoa dầu gội lên da đầu hơn là đuôi tóc. Phần đuôi tóc thường khô hơn và thoa nhiều dầu gội sẽ khiến đuôi tóc trông càng khô hơn.

Thoa dầu xả lên da đầu

Thoa dầu xả lên da đầu sẽ khiến chân tóc tiết nhiều dầu hơn. Thoa dầu xả lên da đầu hoặc gần da đầu có thể làm tắc nghẽn nang tóc, làm chậm sự phát triển của tóc và tăng sản xuất dầu. Chỉ phần thân tóc và ngọn tóc cần ngậm nước nhiều nhất, nên chỉ cần thoa dầu xả lên những phần này.

Gội đầu bằng nước nóng

Tốt nhất nên gội đầu bằng nước hơi ấm. Gội đầu bằng nước nóng có thể khiến tóc yếu và dễ bị gãy. Hơi nước ấm giúp mở lớp biểu bì tóc, giúp tóc hấp thụ dầu và tác dụng dưỡng ẩm của dầu xả tốt hơn. Cuối cùng, nên xả sạch tóc bằng nước lạnh, vì sẽ giúp đóng các lớp biểu bì và giữ cho tóc không bị xoăn.

Vò tóc bằng khăn khô ngay sau khi gội đầu

Đây là việc mà gần như ai cũng làm khi gội đầu mà không biết là việc này là việc không tốt cho tóc. Sau khi gội đầu, tóc còn ướt là lúc tóc yếu nhất, lúc này nếu vò tóc mạnh hoặc chải đầu sẽ rất dễ khiến tóc bị gẫy rụng. Thay bằng việc vò tóc để tóc nhanh khô, bạn nên lau nhẹ hoặc quấn khăn ủ tóc khoảng 5-10 phút sau đó sấy tóc ở mức nhiệt mát. Khi đó, tóc sẽ mềm mượt hơn và không bị khô sau khi sấy tóc.

Thời gian tắm quá lâu

Theo thống kê, thời gian tắm của phụ nữ tương đối dài, trung bình trong khoảng 10 phút - 30 phút. Một khi quá trình tắm quá dài, sẽ gây hại cho cơ thể, tác động rõ ràng nhất là thiếu oxy, thiếu máu cục bộ dẫn đến chóng mặt, ngất xỉu,... Không chỉ vậy, duy trì thời gian tắm lâu trong một thời gian dài cũng có thể gây ra sự xâm nhập của nhiệt độ lạnh và ẩm.

Tắm ngay sau khi ăn

Khi chúng ta vừa ăn xong, cơ thể sẽ tập trung làm việc để tiêu hóa thức ăn và phần lớn lượng máu được tập trung ở hệ tiêu hóa. Nếu bạn tắm vào thời điểm này, sẽ trực tiếp cản trở việc lưu thông máu. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, mà còn dễ dàng gây ra vấn đề thiếu oxy và thiếu máu cục bộ trong não.

Tiểu đứng

Phụ nữ thường ngồi khi tiểu tiện, nhưng trong lúc tắm, nhiều người có thói quen đi tiểu đứng nhưng cấu trúc sinh lý của phụ nữ hoàn toàn khác với nam giới, nước tiểu sẽ không được bài tiết hoàn toàn, ứ đọng lại trong trong hệ thống tiết niệu. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến sự xuất hiện của các bệnh phụ khoa khác nhau như viêm niệu đạo và viêm âm hộ.

Tắm quá nhiều lần

Nhu cầu tắm rửa phụ thuộc vào mức độ làm việc và hoạt đông trong ngày của mỗi người. Tuy nhiên theo nghiên cứu khoa học, việc tắm rửa mỗi ngày không có lợi cho cơ thể. Nếu bạn tắm nhiều hơn 1 lần/ ngày và nhiều hơn 10 phút 1 lần dưới nước nóng cùng với xà phòng hoặc tẩy tế bào chết quá nhiều sẽ khiến da bị khô ráp, bào mòn, tăng nguy cơ bị ung thư da.

Không tắm sau khi tập thể dục

Nhiều người sau khi vận động, tập thể dục đã không tắm ngay mà còn đi uống nước hoặc gặp gỡ ai đó. Có thể họ cho rằng lý do duy nhất cần tắm rửa sau khi vận động là mùi hôi, và cơ thể họ không hôi đến mức phải tắm ngay. Tuy nhiên, đổ nhiều mồ hôi còn là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, có thể làm kích ứng, mẩn ngứa. Vì thế, hãy tắm rửa ngay khi tập xong nhé.

Treo bông tắm trong nhà tắm

Bạn thường vắt bừa bông tắm ở đâu đó sau khi tắm xong, nhưng nếu nó chưa khô hoàn toàn và vẫn còn dính xà phòng thì sai lầm khi tắm này sẽ trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi. Mỗi khi sử dụng bông tắm, tế bào da chết sẽ bị tắc ở các kẽ bông tắm. Những tế bào chết này là nguồn sinh sôi vi khuẩn.

Hãy giặt và vắt sạch bông tắm rồi phơi ở nơi khô ráo, thoáng khí thay vì treo ngày này qua tháng nọ trên tường nhà tắm.

Tắm khi quá no hoặc quá đói

Tắm khi no quá hay khi đói quá đều không tốt cho sức khỏe. Bởi tắm khi no dễ mắc bệnh đường ruột, dạ dày còn tắm khi đó dễ dẫn đến hạ huyết áp, chóng mặt, ngất xỉu. Lời khuyên của các chuyên gia là tắm sau ăn cơm 2 tiếng và 1 tiếng trước khi ăn cơm.

Tắm vào đêm khuya

Hầu hết ai cũng có thói quen tắm vào buổi tối cho sạch, cho mát, nhất là vào mùa hè với thời tiết nắng nóng thì việc tắm đêm sẽ khiến con người ngủ ngon giấc hơn. Tuy nhiên, thói quen này vô tình gây ra nhiều tác hại cho cơ thể, ngay cả khi người tắm sử dụng nước nóng. Bởi những lúc tắm vào đêm khuya sẽ khiến huyết áp giảm, tĩnh mạch nở ra. Như vậy nếu những người vốn dĩ có huyết áp thấp sẽ có thể xuất hiện tình trạng thiếu máu não, tăng nguy cơ đột quỵ, nguy hiểm đến tính mạng.

Tắm sau khi uống rượu bia

Chất kích thích chứa trong rượu bia dễ làm ức chế hoạt động của gan, tiêu hao đường trong cơ thể. Vì vậy nếu tắm sau khi uống rượu bia thì đường huyết chưa được bổ sung kịp thời làm cho huyết quản bị co vào, dẫn đến cảm lạnh. Những trường hợp nguy hiểm có thể gây mỡ mạch máu, tăng huyết áp, đột quỵ. Có thể bạn đang quan tâm: Hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp.

Kỳ mạnh trên da

Ghét trên da hình thành từ những mảng vụn da chết, bụi bẩn hoặc mồ hôi. Để cơ thể sạch sẽ, tắm rửa hàng ngày rất cần thiết. Tuy nhiên, bạn chỉ nên làm sạch da bằng cách chà nhẹ thay vì duy trì thói quen sạch sẽ trên. Việc dùng sức để lấy ghét có thể làm tổn thương lớp dầu, biểu bì có tác dụng bảo vệ da . Mất đi màng bảo vệ, da sẽ trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị khô và ngứa.

Không vệ sinh bàn chân cẩn thận

Trong khi tắm, nhiều người thường quên vệ sinh bàn chân mà cho rằng khi tắm, xà phòng và nước chảy xuống dưới là đã đủ làm sạch chân. Tuy nhiên, nếu không chà xát, vệ sinh kỹ càng bạn sẽ không loại bỏ được bụi bẩn, da chết ở bàn chân, các kẽ ngón chân, dẫn đến nguy cơ nấm móng.

Tắm khi cơ thể mệt mỏi

Chúng ta thường nghĩ rằng tắm những lúc mệt mỏi mới lấy lại tinh thần sảng khoái, tỉnh táo, làm việc tốt hơn nhưng điều này cũng phản khoa học. Bởi nó làm giảm khả năng tuần hoàn máu và lưu thông khí huyết. Khi tắm vào những lúc mệt mỏi dễ dẫn đến bị cảm, chóng mặt, thậm chí tử vọng.

Nhiệt độ nước tắm quá cao

Bởi vì áp lực công việc rất mệt mỏi nên nhiều người muốn thư giãn cơ thể bằng cách tắm nước nóng. Tuy nhiên, nhiệt độ mà làn da chịu được cũng có giới hạn giao động trong khoảng 35 - 40 độ C. Không chỉ vậy, khi nhiệt độ của nước tắm quá cao, toàn bộ mạch máu sẽ mở rộng, ảnh hưởng đến chức năng cung cấp máu của não và tim, gây khó thở và dễ ngất xỉu.

Tắm quá muộn

Nhiều người nghĩ rằng tắm vào ban đêm có thể khiến cơ thể thoải mái và ngủ ngon hơn, đặc biệt vào mùa hè. Tuy nhiên, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Tắm quá muộn làm tăng nguy cơ trúng gió hoặc cảm lạnh vì khi đó, các tĩnh mạch giãn ra và huyết áp giảm. Với những người huyết áp thấp, tắm muộn gây hiện tượng thiếu máu não nghiêm trọng, đây là nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ và tử vong.

Sử dụng một chiếc khăn tắm quá lâu

Không nên dùng cùng một chiếc khăn tắm trong thời gian dài. Nếu bạn sử dụng khăn bị ẩm, chúng có thể chứa vi khuẩn gây hại. Tốt nhất, một chiếc khăn chỉ nên dùng không quá 3 lần trước khi giặt.

Muốn tóc đẹp cần làm những việc sau đây:

Thời gian gội đầu: 9 giờ tối

Thời gian thích hợp nhất để gội đầu là 9 giờ tối. Từ 10 giờ tối đến 2 giờ sáng là thời kỳ tái tạo và hoạt động của tế bào da đầu, việc gội đầu trước thời gian này có thể thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da đầu. Trên thực tế, gội đầu từ 1 giờ trưa đến 10 giờ tối sẽ phù hợp hơn.

Tần suất: 1 ngày 1 lần đối với tóc dầu

Tóc dầu dễ xuất hiện nhờn và bết dính nên gội 1 lần/ngày. Nếu không được làm sạch kịp thời sẽ khiến tóc bị hư tổn, chẻ ngọn và gãy rụng, đối với tóc khô hoặc trung tính thì nên gội 2-3 lần/tuần có thể làm tóc dày và sáng bóng hơn.

Nhiệt độ nước: 38 °C.

Khi gội đầu, nhiệt độ nước có thể cao hơn một chút, nhưng không quá nóng, nói chung là giữ nhiệt độ khoảng 38°C. Khi gội đầu, giảm nhiệt độ nước để đóng các lớp biểu bì đã mở trước đó, khóa các chất dinh dưỡng trong lớp biểu bì. Điều này sẽ làm cho tóc của bạn bóng mượt và tràn đầy sức sống.

Massage da đầu: Hơn 20 lần

Khi gội, dùng các đầu ngón tay xoa bóp theo vòng tròn trên da đầu, xoa trên 20 lần để da đầu được thư giãn.

Tinh chất dưỡng tóc: Thoa dầu dưỡng cách da đầu 1-2 cm

Nếu thoa trực tiếp dầu dưỡng lên da đầu sẽ làm bít nang tóc và gây rụng tóc.

Xả: Ít nhất 22 giây

Xả tóc với nước trong ít nhất 22 giây, cần xả 2 lần, đảm bảo không còn cặn dầu gội từ chân tóc đến ngọn.

Máy sấy tóc: để cách da đầu khoảng 15cm

Sau khi gội sạch, chải hết tóc về phía trước và sấy khô bằng máy sấy tóc, thổi từ gốc đến ngọn tóc. Máy sấy tóc nên để cách tóc 15cm tránh để máy chạm vào tóc, quá gần sẽ làm tóc bị sun do nhiệt cao.

Cách tắm đêm an toàn tránh đột quỵ

Em làm việc phải về nhà trễ nên thường tắm đêm. Xin hỏi bác sĩ làm thế nào để tắm đêm an toàn, tránh đột quỵ? (Thu)

Trả lời:

Nguy cơ đột quỵ khi tắm đêm thường xuất hiện ở những người lớn tuổi, sức khỏe yếu, người bị bệnh tim mạch, ung thư hay suy giảm miễn dịch.

Để tránh gây hại cho sức khỏe, khi tắm, bạn không nên để cơ thể thay đổi nhiệt độ quá đột ngột. Ví dụ, trong môi trường lạnh tắm nước quá nóng hoặc mới vận động cơ thể thân nhiệt đang nóng không nên tắm nước lạnh.

Thay vào đó, bạn nên tắm trong môi trường và nhiệt độ tương thích với nhau. Khi về muộn, tốt nhất chỉ nên vệ sinh cơ thể bằng nước ấm, dùng khăn lau người, không nên tắm hoặc ngâm bồn khi quá trễ.

Trong trường hợp bắt buộc phải tắm buổi tối, lưu ý tắm trong một môi trường an toàn, có người xung quanh. Những trường hợp đột tử khi tắm xảy ra đa phần là ở nhà một mình.

Bác sĩ Nguyễn Đức Chỉnh Khoa Tim mạch can thiệp, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM

Quảng An (tổng hợp)

Tiền Phong

Xem thêm: nhc.45551748020802202-ut-tod-yag-eht-oc-ihc-maht-gnoud-ud-iah-yan-ueik-iog-mat/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tắm gội kiểu này 'hại đủ đường', thậm chí có thể gây đột tử”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools