vĐồng tin tức tài chính 365

Thêm đội bắt chó thả rông, nhiều người ủng hộ

2022-08-02 12:05
Thêm đội bắt chó thả rông, nhiều người ủng hộ - Ảnh 1.

Đội bắt chó thả rông phường Kim Giang (quận Thanh Xuân, Hà Nội) đang làm nhiệm vụ - Ảnh: CTV

Nhưng làm thế nào để các đội bắt chó thả rông có thể làm tốt nhất nhiệm vụ của mình? TP.HCM và Hà Nội đã có các đội bắt chó thả rông, hiện hoạt động ra sao?

Hà Nội: còn nhiều cái khó

Ông Nguyễn Ngọc Sơn - chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và thú y (Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội) - cho biết tháng 4-2022, thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch thực hiện chương trình quốc gia phòng, chống bệnh dại trên địa bàn. Trong đó có việc thành lập các tổ bắt giữ chó thả rông tại các xã, phường, thị trấn của 30 quận, huyện, thị xã. 

"Mục tiêu để quản lý việc nuôi chó đi vào nề nếp, đồng thời phát hiện, xử phạt chủ nuôi không xích, rọ mõm chó ở nơi công cộng, ngăn nguy cơ chó dữ tấn công người..." - ông Sơn nói.

Theo ông Sơn, 4 quận Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Ba Đình, Thanh Xuân thống kê đàn chó nuôi, quản lý chó thả rông. Lộ trình đến năm 2025, Chi cục Chăn nuôi và thú y Hà Nội tập trung xây dựng vùng an toàn dịch bệnh cho 8 quận nội thành còn lại. Trong đó có việc thành lập các tổ bắt chó thả rông ở phường, xã.

Đối với 17 huyện ngoại thành và 1 thị xã, ông Sơn cho rằng việc lập đội trước mắt chưa khả thi do người dân chủ yếu nuôi chó thả rông để trông giữ nhà, tài sản ở khu vực rộng. Việc này sẽ cần thời gian để vận động, thuyết phục người dân.

Về lực lượng tham gia đội bắt chó thả rông, theo ông Sơn, mô hình phổ biến gồm 6-8 người là bảo vệ tổ dân phố, dân quân, công an viên, y tế, nhân viên thú y, cán bộ chuyên trách bắt chó. Các đội sẽ hoạt động không cố định có thể sáng, trưa, tối. Mặc dù số lượng bắt giữ không được nhiều nhưng đây là biện pháp để người dân không thả rông chó.

Qua thực tế triển khai tổ bắt giữ chó thả rông tại các phường, ông Sơn cho biết "đã gặp nhiều khó khăn. Một số người dân rất thích chó to, chó dữ, sẵn sàng tấn công người lạ, kể cả đội bắt chó. Chúng tôi cũng khuyến cáo nuôi phải an toàn, đeo rọ mõm cho chó, nhất là các gia đình có người già, trẻ em, đặc biệt không nuôi chó dữ, chó to".

Một điểm nữa là theo quy định của pháp luật là việc bắt giữ chó phải qua 48 giờ thì mới được xử lý, tuy nhiên nhiều chó vô chủ nên việc nuôi chó, nhốt chó bắt giữ ở đâu cũng là một điểm khó khăn.

"Việc chi trả kinh phí cho lực lượng tham gia bắt chó cũng gặp khó khăn. Trong khi nghề bắt giữ chó là một nghề đặc thù, khi mà gặp chó to, chó dữ nếu không cẩn thận sẽ bị tấn công" - ông Sơn cho biết Chi cục Chăn nuôi và thú y đang nghiên cứu để tham mưu cho tổ đội bắt chó thả rông hiệu quả hơn.

Thêm đội bắt chó thả rông, nhiều người ủng hộ - Ảnh 2.

Bắt chó thả rông ở quận Tân Bình, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

TP:HCM: giao về phường, không dễ!

Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 1-8, ông Lê Việt Bảo - chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và thú y TP.HCM - cho biết trước đây đơn vị đảm nhận việc bắt chó thả rông, nhưng thời gian qua, theo quy định, công việc này giao về cho phường, xã.

Tuy nhiên, do lực lượng phường, xã thường không có chuyên môn, nhân lực và phương tiện còn thiếu... dẫn đến hoạt động bắt chó không hiệu quả, cầm chừng.

"TP.HCM với gần 250 phường, xã, nếu giao trách nhiệm bắt chó thả rông về cấp này thì việc đầu tư trang thiết bị sẽ rất tốn kém. Theo đó, nên xem xét giao trách nhiệm này về cấp quận, huyện, tại đây có lực lượng chăn nuôi và thú y nên dễ dàng tham mưu cho chính quyền, tập huấn nhân lực", ông Bảo đề xuất.

Trong khi đó, đại diện chi cục thú y của một địa phương phía Nam cho biết trước đây từng thuê lực lượng bắt chó thả rông, nhưng chỉ trong thời gian ngắn đã tạm ngưng vì thiếu nhân lực. Theo vị này, quy định về hoạt động nuôi chó đã có nhưng thực tế rất ít người dân thực hiện theo. 

Do đó, thành lập đội bắt chó là điều cần thiết, giúp chấn chỉnh lại hoạt động nuôi, đảm bảo an toàn cho cộng đồng, mỹ quan đô thị. Tuy nhiên, để hoạt động này diễn ra hiệu quả thì cần có một kế hoạch, quy định đồng bộ, rõ ràng.

"Ở các tỉnh thành hầu như không có nhân lực có chuyên môn, nghiệp vụ để bắt chó. Nếu đi thuê nhân lực bên ngoài, đầu tư trang thiết bị, xe cộ phục vụ hoạt động trên thì phải tốn thêm khoản kinh phí không nhỏ. Chưa kể cái khó khi nhiều người dân thiếu ý thức, thậm chí chống đối hoạt động kiểm soát, bắt giữ vật nuôi" - ông Bảo có ý kiến.

Tại buổi thông tin báo chí định kỳ ngành nông nghiệp diễn ra sáng 1-8, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến nhấn mạnh trong văn bản quy phạm pháp luật của ngành thú y, chăn nuôi về nuôi chó đều quy định rất rõ là khi đưa chó ra nơi công cộng phải đeo rọ mõm cho chó, xích giữ chó và có người dắt.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây có những vụ chó cắn chết người. Do đó, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã chỉ đạo các địa phương thực hiện nghiêm túc quy định về nuôi chó.

"Như TP.HCM, Hà Nội hiện có những đội bắt chó. Bộ cũng chỉ đạo các tỉnh, thành phố khác làm theo mô hình của TP.HCM và Hà Nội để thực thi pháp luật nghiêm túc. Đồng thời xử lý nghiêm vi phạm hành chính theo nghị định của Luật thú y, Luật chăn nuôi để giảm tối thiểu nhất thiệt hại hoặc không xảy ra việc chó cắn chết người" - ông Tiến nói.

Thêm đội bắt chó thả rông, nhiều người ủng hộ - Ảnh 4.

Chó thả rông trên đường Nguyễn Du, quận 1, TP.HCM - Ảnh: TỰ TRUNG

* Ông Vũ Thanh Nghị (tổ trưởng tổ 63, khu phố 5, phường 26, quận Bình Thạnh):

Đau đầu xử lý mâu thuẫn vì... chó

Tôi làm tổ trưởng tổ dân phố, thời gian gần đây phải đau đầu xử lý mâu thuẫn giữa người dân trong tổ bởi vì chuyện nhà này thả chó ra rồi nó đi vệ sinh bậy trước nhà người khác. Sáng ra, mở cửa thấy đống phân, họ trích xuất camera rồi nhắn vào nhóm chat, yêu cầu xử lý. Nhiều nhà ở trọ diện tích nhỏ nhưng nuôi 5-6 con chó, cứ sáng và tối lại thả ra cho đi vệ sinh tự do trên đường phố, công viên.

Biết là thú cưng nuôi có tình cảm nhưng thật sự đây là vấn đề rất nan giải và bức xúc tại nơi tôi ở. Tôi đồng ý với việc lập các đội bắt chó thả rông để xử lý việc này. Để hợp tình hợp lý, trước tiên phải thông báo từ ngày nào áp dụng, hình thức xử lý ra sao, nếu vi phạm thì chủ chó phải chịu trách nhiệm gì. Sau khi đã truyền thông cho người dân được biết thì áp dụng mạnh tay và không du di cho bất kỳ trường hợp nào thì mới hiệu quả và răn đe được.

* Anh Thanh Hoàng (ngụ quận 1, TP.HCM):

Phải lập lực lượng chuyên nghiệp

Chính tôi cách đây vài năm đã chứng kiến trường hợp người dân cự cãi với lực lượng chức năng khi họ làm nhiệm vụ bắt chó thả rông. Lúc đó, quận 1 tiên phong xử lý vấn nạn chó thả rông trên đường phố. Lãnh đạo quận đích thân xuống địa bàn chỉ đạo bắt một đàn chó chủ nhà thường xuyên thả ra đường đi vệ sinh bậy, gây bức xúc lâu ngày.

Chủ đàn chó cự cãi "tóe lửa", chút nữa đã xảy ra xô xát vì cơ quan chức năng thu giữ bầy chó. Những việc như thế này nếu giao về cho lực lượng đô thị phường sẽ khó mà xử lý được.

Tôi đề nghị phải có lực lượng chuyên nghiệp, có quyền hạn để thực hiện công việc này. Và đặc biệt có chế tài nặng với hành vi chống đối người thi hành công vụ thì mới dứt được vấn nạn thả rông chó trên đường, vừa nguy hiểm cho người dân, vừa mất mỹ quan.

LÊ PHAN ghi

Bộ Nông nghiệp muốn các địa phương lập đội bắt chó thả rông như TP.HCM và Hà NộiBộ Nông nghiệp muốn các địa phương lập đội bắt chó thả rông như TP.HCM và Hà Nội

TTO - Để không xảy ra những vụ chó cắn chết người, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết bộ đã chỉ đạo các tỉnh, thành phố lập những đội bắt chó thả rông để thực thi pháp luật nghiêm túc.

Xem thêm: mth.25561900120802202-oh-gnu-iougn-ueihn-gnor-aht-ohc-tab-iod-meht/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thêm đội bắt chó thả rông, nhiều người ủng hộ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools