vĐồng tin tức tài chính 365

Trình Quốc hội 4 dự án Luật tại kỳ họp thứ 4

2022-08-02 12:57

Ngày 1-8, Chính phủ ban hành Nghị quyết phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 7 năm 2022.

Theo đó, Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tập trung nguồn lực cao nhất, quyết tâm thực hiện đúng tiến độ, phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan liên quan, nghiên cứu tiếp thu ý kiến của tổ chức, hiệp hội, chuyên gia, nhà khoa học để hoàn thiện nội dung các dự án Luật, tạo sự đồng thuận cao, nâng cao chất lượng dự án Luật để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4, tháng 10-2022.

Trình Quốc hội 4 dự án Luật tại kỳ họp thứ 4 ảnh 1

Chính phủ giao các Bộ, ngành có trách nhiệm chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ bốn dự án Luật để trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 4. Ảnh: VGP

Dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi)

Chính phủ thống nhất với sự cần thiết ban hành dự án Luật này và giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ dự án Luật theo hướng:

- Phù hợp với hệ thống chính trị, điều kiện, bối cảnh của đất nước; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân; khắc phục các vướng mắc, bất cập của Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012; phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

- Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của dự án Luật phải bao quát các lĩnh vực mà các tổ chức, cá nhân có thể thực hiện hành vi “rửa tiền”, bao gồm cả các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ, tổ chức tài chính, tổ chức khác và cá nhân có liên quan.

- Về mở rộng đối tượng báo cáo đối với các hoạt động mới phát sinh nhưng chưa có khung pháp lý điều chỉnh: quy định nguyên tắc trong luật và giao Chính phủ quy định các hoạt động mới phát sinh có tiềm ẩn rủi ro về rửa tiền…

Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)

Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì hoàn thiện hồ sơ dự án luật theo hướng đẩy mạnh công tác phân cấp, phân quyền và chủ trương cải cách hành chính của Chính phủ trong quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; cần quy định rõ trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức kinh doanh với người tiêu dùng…

Dự án Luật phòng thủ dân sự

Đối với dự án Luật phòng thủ dân sự, hiện có hai ý kiến khác nhau trong quy định tình trạng khẩn cấp về phòng thủ dân sự. Đa số thành viên Chính phủ lựa chọn phương án quy định tình trạng khẩn cấp về phòng thủ dân sự trong dự thảo Luật để có đầy đủ cơ sở pháp lý xử lý các vấn đề phát sinh của thực tiễn. Ý kiến khác đề nghị không quy định về tình trạng khẩn cấp về phòng thủ dân sự trong dự thảo Luật và khẩn trương xây dựng Luật Tình trạng khẩn cấp theo nhiệm vụ đã được xác định tại Nghị quyết số 07/NQ-CP năm 2020. Vì vậy, Chính phủ thống nhất trình xin ý kiến Quốc hội 2 phương án.

- Về quy định mức hỗ trợ phí bảo hiểm rủi ro do thảm họa, sự cố tại Luật Phòng thủ dân sự: Chính phủ thống nhất không quy định cụ thể mức hỗ trợ phí bảo hiểm rủi ro do thảm họa, sự cố trong dự thảo Luật; Luật chỉ quy định mang tính nguyên tắc và giao Chính phủ quy định chi tiết để bảo đảm tính khả thi, phù hợp với khả năng hỗ trợ của ngân sách nhà nước trong từng giai đoạn và đồng bộ với pháp luật về kinh doanh bảo hiểm….

Dự án Luật giao dịch điện tử (sửa đổi)

Chính phủ thống nhất về sự cần thiết, mục tiêu xây dựng và các nội dung cơ bản của dự án Luật giao dịch điện tử (sửa đổi), phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước về thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

Giao Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan, tổ chức liên quan rà soát, hoàn thiện các quy định cụ thể của dự thảo Luật theo hướng:

- Mở rộng phạm vi điều chỉnh đến tất cả các loại giao dịch điện tử của các chủ thể là Nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân; bảo đảm giá trị pháp lý của giao dịch điện tử; bảo đảm giao dịch điện tử an toàn, tin cậy, chính xác, thuận tiện, phòng ngừa việc lợi dụng, lừa đảo;…

- Đẩy mạnh giao dịch điện tử giữa các cơ quan nhà nước với nhau và giao dịch điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến của các cơ quan nhà nước với tổ chức, doanh nghiệp, người dân;…

Ngoài ra, tại Nghị quyết 95, Chính phủ cũng thống nhất về sự cần thiết, mục tiêu xây dựng Luật dân số nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế, bất cập của các quy định hiện hành và giao Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo việc hoàn thiện Đề nghị xây dựng Luật dân số.

Xem thêm: lmth.169196tsop-4-uht-poh-yk-iat-taul-na-ud-4-ioh-couq-hnirt/nv.olp

“Trình Quốc hội 4 dự án Luật tại kỳ họp thứ 4”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools