vĐồng tin tức tài chính 365

Hồi ức của những người ở lại về 3 chiến sĩ hy sinh khi chữa cháy quán karaoke

2022-08-02 16:57


Hồi ức của những người ở lại về 3 chiến sĩ hy sinh khi chữa cháy quán karaoke - Ảnh 1.

Hiện trường vụ cháy - Ảnh: NAM TRẦN

Một ngày trước (1-8), trung tá Đặng Anh Quân thức dậy sớm, giúp mẹ già mang gánh nước từ ngôi nhà nằm sâu trong con ngõ nhỏ ở đường Láng (quận Đống Đa, Hà Nội) ra đầu ngõ bán. Anh sau đó về nhà ăn vội bữa sáng rồi vội vàng chạy xe lên đơn vị.

Còn trung úy Đỗ Đức Việt, binh nhì Nguyễn Đình Phúc cũng thức dậy với tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ bất kể khi nào có thông báo.

Cũng trong ngày hôm ấy, 3 chiến sĩ nhận được tin báo cháy tại số 6A ngõ 92 Nguyễn Khánh Toàn. Mặc vội bộ quần áo cách nhiệt, trung tá Quân, trung úy Đỗ Đức Việt và binh nhì Nguyễn Đình Phúc cùng hàng chục chiến sĩ khác lên đường làm nhiệm vụ chữa cháy. Lần chữa cháy này, các anh đã cứu được hai người thoát ra ngoài an toàn.

Trở về đơn vị sau khi hoàn thành nhiệm vụ, các chiến sĩ vừa ăn vội bữa cơm trưa thì thông tin từ Trung tâm chỉ huy Công an thành phố báo có đám cháy lớn ở quán karaoke ISIS tại địa chỉ số 231 Quan Hoa (phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy).

Chiến sĩ Quân, Việt, Phúc lại tức tốc lên đường, lao vào biển lửa, cứu được 8 người ra an toàn. Và cũng trong "cuộc chiến" này, cả ba chiến sĩ đã mãi mãi đi xa…

Ngày 2-8, bộ trưởng Bộ Công an quyết định truy thăng cấp bậc hàm từ trung tá lên thượng tá đối với chiến sĩ Đặng Anh Quân - đội trưởng; truy thăng cấp bậc hàm từ trung úy lên thượng úy đối với chiến sĩ Đỗ Đức Việt - cán bộ; và truy thăng cấp bậc hàm từ binh nhì lên hạ sĩ đối với chiến sĩ nghĩa vụ Nguyễn Đình Phúc.

Hoàn thành nhiệm vụ của người lính cứu hỏa

Sáng 2-8, con ngõ nhỏ bình yên dẫn vào nhà thượng tá Đặng Anh Quân tấp nập từng dòng người ra vào thăm hỏi, động viên người thân của anh.

Ông Trần Duy Hiển (bác của thượng tá Quân) cho biết anh Quân mồ côi cha từ lúc 4 tuổi, một mình mẹ phải nuôi Quân và các em ăn học. Thấu hiểu nỗi vất vả của mẹ, anh Quân đã nỗ lực học hành và thực hiện được ước mơ làm cảnh sát phòng cháy chữa cháy.

"Nhiệm vụ của cảnh sát phòng cháy chữa cháy là khi xảy ra hỏa hoạn người ta chạy ra chỗ an toàn thì cảnh sát phòng cháy chữa cháy phải lao vào biển lửa để dập lửa và cứu người. Quân đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của người lính cứu hỏa. Mặc dù vô cùng đau xót nhưng tôi tự hào vì sự dũng cảm của cháu", ông Hiển nói.

Hồi ức của những người ở lại về 3 chiến sĩ hy sinh khi chữa cháy quán karaoke - Ảnh 2.

Bí thư Thành ủy Hà Nội và giám đốc Công an Hà Nội cùng nhiều cơ quan, ban ngành đến hỏi thăm, động viên các gia đình chiến sĩ - Ảnh: DANH TRỌNG

Ngồi khóc nấc thành tiếng ở góc sân, chị Tạ Thị Thu (người thân của thượng tá Quân) cho hay, ngày hôm qua khi nghe tin Quân hy sinh khi làm nhiệm vụ, chị "rất sốc và đau đớn tột cùng". Chị nói: "Vừa lo sợ, vừa không tin đó là sự thật".

"Từ bé đến giờ cháu Quân phải chịu nhiều thiệt thòi, mồ côi cha từ nhỏ. Tôi vui mừng và tự hào về Quân, giờ Quân đã ra đi mãi mãi. Trước khi hy sinh, Quân cùng đồng đội đã kịp cứu được 8 người, nhưng sự ra đi đột ngột của Quân là nỗi đau, mất mát quá lớn với gia đình tôi", chị Thu khóc nức nở khi nói về Quân.

Một đồng nghiệp của chiến sĩ Quân chia sẻ, anh cùng chiến sĩ Quân vào ngành từ năm 2001. Nhớ về người đồng đội đã dũng cảm hy sinh, anh cho biết, chiến sĩ Quân là một người hiền lành, chất phác, ít nói nhưng sống rất tình cảm và kỷ luật.

'Việt sống tình cảm, thích làm việc thiện'

Hồi ức của những người ở lại về 3 chiến sĩ hy sinh khi chữa cháy quán karaoke - Ảnh 3.

Bà ngoại của chiến sĩ Đỗ Đức Việt nghe tin cháu hy sinh đã lên Hà Nội trong đêm - Ảnh: NGUYÊN BẢO

Cách nhà chiến sĩ Quân hơn 10km, căn nhà của gia đình chiến sĩ trẻ Đỗ Đức Việt cũng có rất nhiều người đến hỏi thăm.

Ông Nguyễn Công Khoái (ông chú của Việt) cho biết, Việt tham gia lực lượng vũ trang với tâm thế rất vô tư, hết mình vì nhiệm vụ. Việt rất thích làm những việc thiện, giúp người qua đường hoặc người khó khăn, hoạn nạn.

"Sau khi sự việc xảy ra, đồng đội có nói lại rằng cháu Việt nhiệt tình và trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ cứu người, cứu tài sản. Không may, ngày hôm qua lại gặp một sự cố quá đau lòng đến vậy. Đây là mất mát quá lớn, khi mà cả nước đang đẩy mạnh lao động sản xuất mà các cháu lại hy sinh vì nước vì dân, quá đau xót", ông nói.

Ông Khoái cho biết thêm, bố Việt cũng là công an, nên sau khi tốt nghiệp THPT, Việt có nguyện vọng theo đuổi ngành giống bố. Từ khi đi làm, Việt thường xuyên xa nhà, ít được gần bố mẹ và em gái.

"Việt mới ra trường được vài năm, suy nghĩ vẫn còn rất ngây thơ, trẻ trung, không toan tính gì. Mỗi lần về nhà Việt lại dọn dẹp nhà cửa, chơi với các em, Việt sống rất tình cảm", ông Khoái nhớ về cháu trai, kể.

Bà Đỗ Thị Bằng (bà ngoại của Việt) nghe tin cháu mất đã chạy xe từ quê lên Hà Nội trong đêm. Bà cho biết, hơn một tháng nay chưa được gặp cháu ngoại, rất nhớ cháu.

"Bây giờ thương cháu nhưng cũng không biết làm sao với nỗi đau bất ngờ này. Cả nhà đặt mục tiêu cho Việt 27 tuổi lấy vợ, nhưng bây giờ mới chỉ 24 tuổi mà đã xảy ra sự việc đau lòng như này", bà Bằng tâm sự.

Ước mơ làm phiên dịch viên sau khi hoàn thành nghĩa vụ

Hồi ức của những người ở lại về 3 chiến sĩ hy sinh khi chữa cháy quán karaoke - Ảnh 4.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Hạnh (mẹ chiến sĩ Nguyễn Đình Phúc) - Ảnh: PHẠM LAM

Tại căn nhà ở tầng 5 trong khu tập thể Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy, Hà Nội), bà Nguyễn Thị Tuyết Hạnh (mẹ chiến sĩ Nguyễn Đình Phúc) bàng hoàng và đau xót trước sự ra đi đột ngột của con trai.

Bà Hạnh kể, khoảng hơn 17h ngày 1-8, bà nhận được một cuộc gọi từ bạn của Phúc báo tin ở Cầu Giấy đang có vụ cháy, hiện đã có 3 người mất, không biết có Phúc nhà mình ở đó không. "Tôi tay run run, lấy điện thoại xem thông tin, khi thấy danh tính thì xác định đúng là con trai mình", bà Hạnh lau nước mắt, nói.

Theo bà, Phúc học rất hỏi ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh và Nhật. Sau khi đi nghĩa vụ, Phúc mong ước được đi học tiếp để sau này trở thành một phiên dịch viên.

Bạn Lê Long Nhật (bạn học của Phúc) cho biết, hôm qua, Nhật đọc báo, thấy thông tin về ba chiến sĩ cảnh sát hy sinh khi dập lửa tại phố Quan Hoa, "thấy giống tên bạn mình, nhưng không nghĩ đó là Phúc cho đến khi nhận được tin nhắn của cô chủ nhiệm trên nhóm", Nhật nói với niềm tin rằng Phúc sẽ không bao giờ hối hận vì đã thực hiện nhiệm vụ dũng cảm ngày hôm qua.

Sáng nay, 2-8, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng dẫn đầu đoàn lãnh đạo thành phố đã đến thăm, động viên gia đình 3 cán bộ, chiến sĩ Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ - Công an quận Cầu Giấy vừa hy sinh khi tham gia chữa cháy tại quán karaoke ISIS 231 ở phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy.

Tham gia đoàn có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến, Trung tướng Nguyễn Hải Trung - giám đốc Công an thành phố Hà Nội cùng đại diện các đơn vị liên quan.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình của 3 chiến sĩ hy sinh. Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, đây thực sự là những hành động dũng cảm, nghĩa hiệp, cao cả được nhân dân cảm phục, trân trọng...

Di ảnh người lính cứu hỏa Đỗ Đức Việt bên chú cún được cứu lay động cộng đồng mạngDi ảnh người lính cứu hỏa Đỗ Đức Việt bên chú cún được cứu lay động cộng đồng mạng

TTO - Từ lúc còn là lính cứu hỏa tập sự, chiến sĩ Việt đã gây xúc động trong cộng đồng mạng với câu chuyện giúp đỡ bà cụ gánh rau. Cho đến ngày là lính cứu hỏa thực thụ, anh đã xông pha lao vào hiểm nguy cứu giúp mọi người đến hy sinh quên thân mình.


Xem thêm: mth.65930353120802202-ekoarak-nauq-yahc-auhc-ihk-hnis-ih-is-neihc-3-ev-ial-o-iougn-gnuhn-auc-cu-ioh/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hồi ức của những người ở lại về 3 chiến sĩ hy sinh khi chữa cháy quán karaoke”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools