vĐồng tin tức tài chính 365

Bệnh viện cảnh báo: Cứ 5 người bị nhồi máu cơ tim thì có 1 ca trẻ tuổi, ngồi quá nhiều cũng là nguyên nhân gây tử vong t

2022-08-03 10:27

Nhồi máu cơ tim trước đây được biết đến là bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hiện bệnh đang trẻ hóa với số lượng người trẻ mắc nhồi máu cơ tim ngày càng tăng cao. Nhồi máu cơ tim xảy ra ở tuổi 45 đã được đánh giá là trẻ, còn nếu dưới 35 tuổi mắc bệnh là rất trẻ.

Theo thống kê tại các bệnh viện lớn hiện nay cho thấy tỷ lệ nhồi máu cơ tim ở người trẻ đã đang tăng lên đến 10,5% và rất trẻ là 1,8%. Đây là những con số đáng báo động về mức độ trẻ hóa của bệnh nhồi máu cơ tim, cũng như mức độ nguy hiểm của bệnh đối với giới trẻ hiện nay. Đã có những trường hợp, người bệnh mới chỉ 26 tuổi đã bị nhồi máu cơ tim và rơi vào tình trạng nguy kịch khi đến bệnh viện.

Nguyên nhân gây ra nhồi máu cơ tim ở người trẻ

Nhồi máu cơ tim là tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim cấp gây những cơn đau thắt ngực và sau đó là hoại tử cơ tim dẫn đến suy tim hoặc đột tử. Theo các bác sĩ cho biết, nhồi máu cơ tim chủ yếu do nguyên nhân xơ vữa động mạch vành. Các mảng xơ vữa làm giảm khẩu kính lòng mạch (giảm kích cỡ lòng mạch máu) và dần dần gây tắc. Các mảng xơ vữa này có thể nứt vỡ bất cứ lúc nào, đột ngột, sau đó khởi động quá trình tạo thành các cục huyết khối. Chính quá trình này gây tắc động mạch vành, tạo ra các cơn đau thắt ngực, triệu chứng chính của nhồi máu cơ tim.

Tuy nhiên, nhồi máu cơ tim không đơn giản chỉ do nguyên nhân tắc động mạch vành. Có nhiều nguyên nhân xoay quanh gây ra nhồi máu cơ tim ở người trẻ tuổi.

BV Bạch Mai báo động: Cứ 5 người bị nhồi máu cơ tim thì có 1 ca trẻ tuổi, ngồi quá nhiều cũng là nguyên nhân gây tử vong tới 64% - Ảnh 1.

Gia tăng người trẻ bị nhồi máu cơ tim

Stress: Tình trạng này kéo dài khiến thần kinh căng thẳng, kéo theo nguy hại đến rất nhiều cơ quan trong cơ thể, trong đó có hệ tim mạch. Bệnh nhồi máu cơ tim ở người trẻ hoàn toàn có thể xuất phát từ nguyên nhân người bệnh thường xuyên stress, áp lực, căng thẳng...

Thừa cân, béo phì: Thói quen ăn uống không lành mạnh, không đúng chế độ, dẫn đến béo phì cũng là một trong những nguyên nhân gây nên nhồi máu cơ tim ở người trẻ tuổi.

Hút thuốc lá: Đây là thói quen xấu mà phần lớn người trẻ đều mắc phải, đặc biệt là nam giới. Hút thuốc lá không đơn thuần là gây hại cho phổi mà còn ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến các cơ quan khác, trong đó có hệ tim mạch.

Đặc biệt, theo thông tin từ BV Bạch Mai, yếu tố di truyền cũng đóng vai trò quan trọng gây nên tình trạng nhồi máu cơ tim ở người trẻ.

Theo đó, cứ 5 bệnh nhân nhồi máu cơ tim hiện nay thì có 1 người dưới 40 tuổi - là người có tiền sử gia đình mắc các vấn đề tim mạch.

BV Bạch Mai báo động: Cứ 5 người bị nhồi máu cơ tim thì có 1 ca trẻ tuổi, ngồi quá nhiều cũng là nguyên nhân gây tử vong tới 64% - Ảnh 2.

Thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim

Nếu người trẻ có người thân cùng huyết thống như cha hoặc anh trai có tiền sử bị các cơn đau tim và đột quỵ, có nghĩa là họ có nguy cơ di truyền bệnh về tim mạch. Vì vậy, cứ nghĩ rằng người trẻ thì không bị đột quỵ sẽ khiến bạn dễ gặp nguy hiểm hơn.

Người trẻ bị nhồi máu cơ tim có dấu hiệu gì?

Theo bác sỹ Võ Thành Nhân (Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park), triệu chứng của bệnh nhồi máu cơ tim chủ yếu là cơn đau thắt ngực ở vị trí sau xương ức lan lên trên dưới hàm, tay trái. Thi thoảng người bệnh bắt gặp cơn đau thượng vị như cơ đau của bệnh lý tiêu hóa. Các cơn đau thường kéo dài hơn 30 phút, khi nghỉ ngơi cơn đau cũng không giảm.

Ngoài ra người bệnh còn có các triệu chứng khác như khó thở, thở dốc, vã mồ hôi, hồi hộp, bị đánh trống ngực, nôn, buồn nôn, thậm chí là lú lẫn, hay quên...

Người trẻ tuổi hoàn toàn không nên chủ quan với các dấu hiệu trên. Cần nắm bắt các triệu chứng của cơ thể để đánh giá, chẩn đoán bệnh và đi khám sớm nhất có thể, tránh cơn nhồi máu cơ tim đột ngột gây nguy hiểm đến tính mạng.

Làm sao để ngăn ngừa cơn đau tim ở người trẻ?

Trong hầu hết các trường hợp, thay đổi lối sống có thể giúp thanh niên kiểm soát các vấn đề tim mạch, bao gồm:

Không hút thuốc: Nicotine làm thu hẹp các mạch máu và gây thêm căng thẳng cho tim.

Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh: Người trẻ thừa cân thường có huyết áp cao hơn những người có cân nặng bình thường. Nguyên nhân chính là do béo phì ở tuổi vị thành niên. Tăng cường hoạt động thể chất và giảm lượng muối ăn vào là rất quan trọng để chống lại sự tăng cân, giúp giữ cho sức khỏe tim mạch được kiểm soát.

BV Bạch Mai báo động: Cứ 5 người bị nhồi máu cơ tim thì có 1 ca trẻ tuổi, ngồi quá nhiều cũng là nguyên nhân gây tử vong tới 64% - Ảnh 3.

Không tập thể dục quá sức để tránh bị nhồi máu cơ tim

Tránh tập thể dục quá sức: Tập luyện thể dục cực độ có thể dẫn đến tổn thương tim và rối loạn nhịp tim, theo Cleveland Clinic.

Hơn nữa, nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng rằng tập thể dục cường độ cao có thể làm tăng đáng kể nguy cơ ngừng tim đột ngột hoặc đột tử do tim ở những người có bệnh tim tiềm ẩn, theo Phòng khám Cleveland Clinic (Mỹ).

Đừng ngồi quá nhiều: Ngồi nhiều hoặc ít vận động là một yếu tố nguy cơ hàng đầu của bệnh tim. Những người ít hoạt động thể chất cũng có tỷ lệ các biến cố tim mạch - như đau tim và tử vong cao hơn.

Theo nghiên cứu từ Đại học Nam Carolina (Mỹ), nam giới ngồi đến 23 giờ một tuần có nguy cơ tử vong vì bệnh tim cao hơn 64% so với người ngồi ít hơn 11 giờ.

Không hoạt động cũng làm tăng các yếu tố nguy cơ khác của bệnh tim. Theo Trung tâm Y tế Đại học Maryland (Mỹ), người ít vận động có nguy cơ cao huyết áp cao hơn 35% so với người hoạt động thể chất, theo Cleveland Clinic.

http://tintuc.vdong.vn/08/1451527.htm

Nguyễn Phượng

Theo Trí Thức Trẻ

Xem thêm: nhc.38503317120802202-46-iot-gnov-ut-yag-nahn-neyugn-al-gnuc-ueihn-auq-iogn-iout-ert-ac-1-oc-iht-mit-oc-uam-iohn-ib-iougn-5-uc-gnod-oab-iam-hcab-vb/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bệnh viện cảnh báo: Cứ 5 người bị nhồi máu cơ tim thì có 1 ca trẻ tuổi, ngồi quá nhiều cũng là nguyên nhân gây tử vong t”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools