Với việc thực hiện hàng loạt chính sách, ước tính số thuế được miễn, giảm là hơn 35.600 tỷ đồng; số thuế được gia hạn là hơn 43.000 tỷ đồng, xử lý khoanh nợ, xóa nợ không còn khả năng thu theo Nghị quyết 94 đạt gần 2.400 tỷ đồng.
Trong đó, đối với chính sách giảm thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với nhiên liệu bay theo Nghị quyết 13/2021/UBTVQH15, ước tính làm giảm thu ngân sách nhà nước trong 7 tháng đầu năm là 763,5 tỷ đồng.
Giảm thuế BVMT đối với xăng (trừ etanol), dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn, mỡ nhờn, dầu hỏa theo Nghị quyết số 18/2022/UBTVQH15 ước tính làm giảm thu thu ngân sách nhà nước trong 7 tháng đầu năm 2022 khoảng 8.909 tỷ đồng.
Chính sách giảm mức thu một số khoản phí, lệ phí theo Thông tư 120/2021/TT-BTC, ước tính làm giảm thu thu ngân sách nhà nước trong 6 tháng đầu năm 2022 khoảng 900 tỷ đồng.
Giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/1/2022 của Chính phủ về chính sách miễn giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc Hội ước tính làm giảm thu thu ngân sách nhà nước là 12.000 tỷ đồng.
Cùng với đó, việc gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo Nghị định 32/2022/NĐ-CP, số tiền thuế dự kiến gia hạn khoảng 1.458 tỷ đồng tính đến hết ngày 22/7.
Gia hạn thời hạn nộp thuế theo Nghị định 34/2022/NĐ-CP ước tổng số thuế đã gia hạn khoảng 41.600 tỷ đồng. Trong đó, thuế giá trị gia tăng kỳ tháng 5, tháng 6 và quý 2/2022 được gia hạn ước khoảng 16.600 tỷ đồng; thuế thu nhập doanh nghiệp quý 2/2022 ước khoảng 25.000 tỷ đồng.
Miễn, giảm thuế theo Nghị quyết 406/2021/NQ và Nghị định 92/2021/NĐ-CP là 6.453 tỷ đồng. Trong đó, thuế giá trị gia tăng được giảm là 1.116 tỷ đồng; thuế tThu nhập doanh nghiệp được giảm là 1.388 tỷ đồng; miễn thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là 3.628 tỷ đồng; tiền thuế được miễn chậm nộp là 321 tỷ đồng.
Chính sách giảm lệ phí trước bạ theo Nghị định số 103/2021/NĐ-CP ước thực hiện là 6.554 tỷ đồng.
Trong khi đó, dù thực hiện nhiều chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, nhưng thu ngân sách 7 tháng đầu năm do ngành thuế quản lý vẫn khả quan.
Cụ thể, tổng thu ngân sách do ngành thuế quản lý tháng 7 đạt 122.500 tỷ đồng, tăng 3,8% so với cùng kỳ. Lũy kế 7 tháng đầu năm 2022, tổng thu ngành thuế quản lý đạt 911.027 tỷ đồng, bằng 77,5% dự toán, tăng 17,2% so với cùng kỳ.
Trong đó riêng số thu nội địa đạt 868.008 tỷ đồng, bằng 75,7% dự toán, tăng 15% so với cùng kỳ.
Tổng cục Thuế cho biết, nguyên nhân thu ngân sách tích cực là do tình hình kinh tế những tháng đầu năm 2022 tiếp tục khởi sắc nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh và các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đã và đang phát huy tác dụng.
Hoạt động sản xuất kinh doanh đã trở lại trạng thái bình thường, chỉ số sản xuất công nghiệp 7 tháng đầu năm 2022 tăng 8,8% so với cùng kỳ; kim ngạch xuất khẩu tăng 16,1%; nhập khẩu tăng 13,6% so cùng kỳ...
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 7 tháng đầu năm 2022 tăng 16% so với cùng kỳ (là mức cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây). Hoạt động du lịch, vận tải hành khách và hàng hóa phục hồi mạnh mẽ (lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam 7 tháng đầu năm đạt 954.000 lượt người, gấp 10 lần cùng kỳ năm 2021)...
VTV.vn - Cùng với đề xuất giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng với xăng dầu, tổng mức giảm thuế, phí sẽ lên tới 126.000 tỷ đồng. Đây là mức lớn nhất từ trước tới nay.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.74482512140802202-euht-neit-gnod-yt-00097-nag-nah-aig-maig-neim/et-hnik/nv.vtv