Một địa điểm tiêm vắc xin phòng bệnh đậu mùa khỉ tại West Hollywood, bang California, Mỹ hôm 3-8 - Ảnh: AFP
Theo số liệu mới nhất từ Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, tính tới ngày 3-8, số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ được ghi nhận ở Mỹ đã lên hơn 6.600 ca, cao nhất thế giới. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng con số thực sự có thể cao hơn nhiều.
Hiện đã có 48/50 bang ở Mỹ ghi nhận sự hiện diện của virus đậu mùa khỉ. Đầu tuần này, sau New York, các thống đốc bang California và Illinois cũng đã ban bố tình trạng khẩn cấp để đối phó với đậu mùa khỉ, khi mà số ca nhiễm của 3 bang này chiếm gần một nửa tổng số ca nhiễm trên toàn nước Mỹ.
Hệ thống y tế ở Mỹ được xem dẫn đầu thế giới, nhưng nước Mỹ một lần nữa đã chậm chân trong việc ngăn ngừa dịch đậu mùa khỉ.
Phát biểu trên báo New York Times, ông Scott Gottlieb - cựu ủy viên tại Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) Mỹ - cho biết: "Phản ứng với bệnh đậu mùa khỉ của chúng tôi (Mỹ) đã bị cản trở bởi những điểm yếu tương tự thời điểm bùng phát dịch COVID-19".
Ông cho rằng Mỹ đã thất bại trong việc kiểm soát dịch bệnh do "sự thiếu hợp tác giữa các cơ quan liên bang" và "hoạch định yếu kém, thiếu sự khẩn trương và việc thực hiện các biện pháp còn vụng về".
Thế giới vượt mốc 25.000 ca đậu mùa khỉ
Tính đến hiện tại, số ca mắc đậu mùa khỉ trên thế giới đã vượt qua mốc 25.000 ca, với ít nhất 10 ca tử vong.
Vào đầu tuần này, Ghana công bố đã ghi nhận ca tử vong đầu tiên ở nước này. Cùng thời điểm đó, 4 ca tử vong cũng được ghi nhận ở Tây Ban Nha (2 ca), Brazil (1) và Ấn Độ (1).
Hôm 23-7, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu và kêu gọi sự phản ứng quyết liệt hơn từ các nước nhằm ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh này.
TTO - Dữ liệu của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cho thấy New York hiện là bang có số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ cao nhất được ghi nhận ở Mỹ, với ít nhất 1.345 ca.
Xem thêm: mth.59152453140802202-ac-000-52-com-touv-ioig-eht-ym-o-gnab-ueit-84-iot-nal-ihk-aum-uad/nv.ertiout