Hình ảnh Bộ Quốc phòng Nhật Bản công bố trên trang web cho thấy khu vực (số 5) là vùng đặc quyền kinh tế của Nhật mà các tên lửa của Trung Quốc đã rơi xuống - Ảnh: Bộ Quốc phòng Nhật Bản
Hiện phía Đài Loan chưa lên tiếng xác nhận các tên lửa mà Trung Quốc phóng đã rơi ở đâu.
Lực lượng phòng vệ Đài Loan cho biết tên lửa do Trung Quốc bắn ngày 4-8 bay cao trên bầu khí quyển và không tạo ra mối đe dọa nào đối với Đài Loan. Cơ quan này cho biết sẽ không tiết lộ đường bay của tên lửa Trung Quốc do lo ngại về tình báo.
Trước đó, Đài Loan cho biết 11 tên lửa đạn đạo Đông Phong của Trung Quốc đã được bắn ra ở vùng biển xung quanh hòn đảo.
Trung Quốc cũng chưa phản hồi về thông báo của Bộ Quốc phòng Nhật Bản.
Trước đó, ngày 3-8, Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc cho biết "các tên lửa thông thường dự kiến sẽ bay qua đảo Đài Loan lần đầu tiên" để đáp lại chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Mỹ ở Đài Loan.
Lần cuối cùng Trung Quốc bắn tên lửa vào vùng biển xung quanh Đài Loan là vào năm 1996.
Cũng trong ngày 4-8, Nhật Bản cho biết đã gửi công hàm phản đối ngoại giao với Trung Quốc về các vụ rơi tên lửa vào vùng EEZ của nước này, trong lúc Bắc Kinh tổ chức các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn "chưa từng có tiền lệ" ở vùng biển xung quanh đảo Đài Loan.
Đài Loan cho biết có lượt 22 máy bay Trung Quốc vượt qua ranh giới nhận diện phòng không của hòn đảo này, tính đến tối 4-8.
Lãnh đạo Thái Anh Văn của Đài Loan kêu gọi cộng đồng quốc tế phối hợp để chấm dứt hành động quân sự đơn phương và phi lý (của Trung Quốc).
Có mặt tại Campuchia dự họp ngoại trưởng ASEAN, Ngoại trưởng Nhật Bản Yoshimasa Hayashi và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nhất trí lên án mạnh mẽ vụ phóng tên lửa đạn đạo của Trung Quốc trong ngày 4-8, Hãng tin Kyodo đưa.
Trước đó, cũng tại Phnom Penh, Ngoại trưởng Vương Nghị cho biết Trung Quốc đã làm tất cả những gì có thể để tránh khủng hoảng nhưng "không thể để các lợi ích cốt lõi của mình bị tổn thương".
Ông Vương Nghị còn khẳng định Đài Loan cuối cùng sẽ "quay về trong vòng tay của đất mẹ" - ám chỉ Trung Quốc sẽ tái thống nhất hòn đảo mà nước này xem là một phần lãnh thổ không thể tách rời.
TTO - Các hãng bay cho biết ngoài điều chỉnh đường bay tránh khu vực gần Đài Loan, một số chuyến có thể bị chậm khởi hành do nhiều hãng cùng điều chỉnh, các chuyến bay phải kéo dài thời gian khiến hãng tăng chi phí nhiên liệu.
Xem thêm: mth.71883912240802202-naol-iad-neil-tad-auq-yab-ad-couq-gnurt-aul-net-4-gnar-ohc-tahn/nv.ertiout