vĐồng tin tức tài chính 365

Tự chủ đại học: Để gánh nặng tài chính không 'đè' người học

2022-08-05 10:52

Tự chủ không có nghĩa là tăng học phí quá nhiều

PHU HUYNH

Học phí luôn là một trong những câu hỏi được đặt ra nhiều nhất tại các ngày hội tư vấn tuyển sinh của báo Tuổi Trẻ. Trong ảnh: phụ huynh đặt câu hỏi tại Ngày hội tư vấn xét tuyển ĐH năm 2022 - Ảnh: DANH TRỌNG

Ông Lê Trường Tùng, chủ tịch hội đồng trường Trường ĐH FPT, cho rằng tài chính và quản trị là hai vấn đề quan trọng của tự chủ ĐH. Đảm bảo tài chính luôn là một trong những công việc trọng tâm của các trường ĐH.

Tuy nhiên, việc quá nhấn mạnh yếu tố tự túc như điều kiện tiên quyết của tự chủ trong bối cảnh các nguồn thu khác hạn chế sẽ dẫn đến một nền giáo dục ĐH xây dựng chủ yếu dựa trên học phí của người học. Nền giáo dục này sẽ như thế nào và đi về đâu? Chưa có một nền giáo dục ĐH nào thành công theo mô hình "tự túc".

Dù thu từ các nguồn nào thì một trong các yếu tố để đảm bảo chất lượng là chi phí đào tạo/sinh viên (định mức kinh tế kỹ thuật) phải đủ lớn. Hiện nay, mức chi phí trung bình đào tạo ĐH ở Việt Nam là khoảng 1.000 đôla Mỹ/năm/sinh viên. Trong các năm tới, Việt Nam cần phải nâng chi phí đào tạo lên từ nhiều nguồn để có điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo ở mức tối thiểu. Do ngân sách hạn chế, Việt Nam chỉ có thể tăng chi phí đào tạo/sinh viên theo 3 cách:

1. Thực hiện lộ trình tự chủ gắn với lộ trình tăng học phí trường công như hiện nay; 2. Tăng tỉ trọng sinh viên trường tư song song với giảm tỉ trọng sinh viên trường công; 3. Tín dụng. Cách 1 không thể tăng học phí quá nhiều nên sẽ đến lúc phải dùng đến cách 2, giới hạn sinh viên trường công từ khoảng 85% hiện nay xuống còn khoảng 65% (chẳng hạn mỗi năm giảm 3-5% chỉ tiêu trường công). Cách 3 cần có giải pháp và bước đi phù hợp, vì liên quan đến cả tín dụng đầu tư và tín dụng sinh viên.

Trước mắt, đề nghị Chính phủ xem xét các cơ sở giáo dục ĐH như một dạng cơ sở sự nghiệp công lập đặc thù, không gắn việc tự chủ của trường với mức độ tự chủ tài chính. Với trường tư, việc hưởng ưu đãi xã hội hóa về thuế và đất nên là mặc định khi là trường ĐH, không gắn việc ưu đãi với việc phải đáp ứng các tiêu chí tiêu chuẩn như hiện nay.

Về quản trị, hiện nay có không ít rào cản. Hành lang pháp lý trong cơ chế tự chủ ĐH dù đã từng bước chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, giao việc tự quyết về tuyển sinh, mở ngành, liên kết cho các trường nhưng vẫn vướng một bất cập cơ bản, đó là yêu cầu "chất lượng đi trước".

Trong các quy định về mở ngành và đăng ký chỉ tiêu đào tạo ĐH hiện nay đều quy định phải có trước cơ sở vật chất và lực lượng giảng viên. Trường phải chuẩn bị trước tất cả những gì cần thiết để chuẩn bị tuyển sinh như đội ngũ giáo viên phải chuẩn bị đủ từ ngày 31-12 năm trước để đưa vào đề án tuyển sinh, mặc dù còn 9 -10 tháng nữa mới bắt đầu năm học mới.

Điều này gây tốn kém khi phải chi phí cho lực lượng giảng viên và cơ sở vật chất chưa dùng tới, cuối cùng thì các chi phí lãng phí này cũng tính hết vào học phí của người học. Đề nghị thay đổi các chính sách "chất lượng đi trước" bằng chính sách "chất lượng trong quá trình".

Một bất cập nữa là điều kiện để được tự chủ. Theo quy định hiện nay, trường ĐH khi có vi phạm là mất quyền tự chủ một số hoạt động trong 5 năm. Thời gian 5 năm là một nhiệm kỳ của hiệu trưởng.

Đề nghị các cơ quan chức năng xem xét lại điều này, điều chỉnh thời hạn phạt tương ứng với thời hiệu vi phạm hành chính (1 năm). Cũng cần sửa đổi các quy định để thực hiện quy tắc mỗi hành vi vi phạm chỉ xử phạt một lần - không vừa xử phạt hành chính theo nghị định của Chính phủ vừa hạn chế tự chủ hoặc không được hưởng các chính sách ưu đãi xã hội hóa theo các quy định khác.

Tự chủ giáo dục ĐH cần mang lại lợi ích cho cả 3 đối tượng - người học, các trường ĐH và cơ quan quản lý nhà nước - và bao trùm lên là lợi ích xã hội. Khi đánh giá tự chủ ĐH cần quan tâm đến cả 3 đối tượng này, không để tình trạng với người học là đóng học phí nhiều hơn, với cơ quan quản lý nhà nước thì dường như tự chủ ĐH là mất quyền kiểm soát, còn với trường ĐH thì tự chủ dường như là phải tự túc.

MINH GIẢNG ghi

Xem thêm: mth.77462058050802202-coh-iougn-ed-gnohk-hnihc-iat-gnan-hnag-ed-coh-iad-uhc-ut/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tự chủ đại học: Để gánh nặng tài chính không 'đè' người học”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools