Một vụ thử tên lửa của Triều Tiên - Ảnh: REUTERS
Ông Kahl nêu đích danh các quốc gia này gồm: Nga, Trung Quốc, Triều Tiên và Iran.
Phát biểu của ông được đưa ra khi một nhóm đối lập Iran nói với báo Newsweek rằng Tehran sẽ không từ bỏ kế hoạch chế tạo bom hạt nhân, ngay cả khi các cuộc đàm phán về chương trình nguyên tử của nước này được nối lại tại Vienna (Áo) vào ngày 5-8.
Ông Kahl nhận định việc kiềm chế một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân đang trở nên thách thức hơn cả, kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc.
Tại Hội nghị đánh giá Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) ở New York (Mỹ) hôm 5-8, thứ trưởng Quốc phòng Mỹ đã trích dẫn các lập luận của Nga trong chiến dịch quân sự tại Ukraine, như một trong những ví dụ về rào cản đối với việc loại bỏ vũ khí hạt nhân. Theo đó, vài ngày sau chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, ngày 24-2, Tổng thống Nga Putin đã đặt các lực lượng răn đe hạt nhân trong tình trạng báo động cao.
Tuy nhiên phái bộ Nga tại Liên Hiệp Quốc đã đặt câu hỏi: Liệu Mỹ có sẵn sàng đàm phán hay không, đồng thời cáo buộc Washington đã rút khỏi các cuộc đàm phán với Matxcơva về "ổn định chiến lược" quan hệ hai bên.
Theo báo US News, trong một bức thư gửi hội nghị tổng kết NPT, Tổng thống Vladimir Putin khẳng định: "Không thể có người chiến thắng trong cuộc chiến tranh hạt nhân, và cuộc chiến này không bao giờ được bắt đầu".
NPT là một thỏa thuận nhằm ngăn chặn việc gia tăng vũ khí hạt nhân và thúc đẩy hợp tác trong việc sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình.
Ông Kahl cũng cáo buộc Trung Quốc đang nhanh chóng mở rộng khả năng vũ khí hạt nhân.
Theo Đài CBS, trong một báo cáo hồi tháng 11-2021, Bộ Quốc phòng Mỹ cho rằng Trung Quốc đang mở rộng lực lượng hạt nhân nhanh hơn dự đoán trước đây, và có thể có hơn 1.000 đầu đạn vào năm 2030.
Ngay sau đó ông Phó Thông, cục trưởng Cục Kiểm soát vũ khí của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đã phủ nhận rằng chính phủ của ông đang nhanh chóng mở rộng kho vũ khí hạt nhân.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Colin Kahl cũng cho biết việc Trung Quốc tập trận quân sự quy mô lớn ở eo biển Đài Loan để phản ứng chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Pelosi mới đây cũng trở ngại cho nguyện vọng ngăn chặn việc gia tăng vũ khí hạt nhân của NPT.
Ông báo động về các vụ thử hạt nhân của Triều Tiên, cũng như việc Iran từ chối quay trở lại Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) - thỏa thuận hạt nhân năm 2015 mà cựu tổng thống Donald Trump đã rút khỏi.
Các quan chức Liên Hiệp Quốc cho biết Triều Tiên đang tiếp tục phát triển khả năng sản xuất vật liệu phân hạch tại cơ sở hạt nhân lớn của nước này ở Trung tâm hạt nhân Yongbyon, trong bối cảnh Mỹ cảnh báo Bình Nhưỡng đã sẵn sàng thực hiện vụ thử hạt nhân lần thứ 7.
Tại hội nghị hôm 5-8, ông Kahl phát biểu Mỹ "tái khẳng định rằng một cuộc chiến tranh hạt nhân sẽ không có ai chiến thắng, và không bao giờ được phép diễn ra".
TTO - Theo giải thích của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova, "Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân (TPNW) đang làm xói mòn niềm tin và sự đoàn kết giữa các nước, thậm chí phản tác dụng so với tên của nó".
Xem thêm: mth.88593840170802202-nahn-tah-ihk-uv-ob-iaol-ort-nac-aig-couq-4-oab-hnac-cog-man-ual/nv.ertiout