Nhân viên y tế phường Phước Ninh, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội cho người lao động - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Bản thân tôi cho rằng đây là một việc bất bình thường và các cơ quan có trách nhiệm của Nhà nước cần ngay lập tức tìm nguyên nhân để có những giải pháp phù hợp.
1. Một bác sĩ, người thân của tôi, vừa quyết định nghỉ việc ở bệnh viện công để ra ngoài làm việc. Ngoài lý do lương thấp còn do môi trường làm việc và áp lực công việc quá lớn. Những ngày chống dịch, chị cùng các nhân viên y tế lăn lộn ở những nơi khó khăn, nguy hiểm. Sau dịch, chị và một số người bạn quyết định nghỉ việc.
Thật ra, nhiều người có ý định từ lâu, nhưng lúc thành phố và cả nước oằn mình chống dịch, nếu nghỉ sẽ hổ thẹn với lương tâm. Chị bác sĩ ấy nói rằng mức lương 12 triệu đồng/tháng đã là khá cao so với mặt bằng chung của nhân viên y tế nhưng chị nghỉ việc vì công việc quá áp lực. Bác sĩ mà một tháng phải tham dự họp rất nhiều lần, tham gia các sự kiện này kia...
Mỗi trưa còn phải vào để họp khoa rồi thanh tra, kiểm tra, giám sát. Rời bệnh viện công, chị đã được một phòng khám tư nhận vào làm việc với mức lương cao hơn nhưng mỗi tuần chỉ làm việc 3 ngày.
2. Gần đây, chúng ta thực hiện chủ trương tinh giản biên chế. Việc tinh giản biên chế là đúng. Tuy nhiên, quá trình thực hiện đã chưa thật khoa học, có cả sự vội vàng và lúng túng. Đáng lẽ phải ứng dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin trong quản lý và điều hành rồi mới bắt đầu tính đến tinh giản biên chế.
Đằng này, nhiều cơ quan, đơn vị vẫn hoạt động và điều hành như cũ nhưng đã nhanh chóng tinh giản biên chế theo lộ trình. Kết quả là thiếu người làm việc, những người ở lại chịu áp lực công việc quá lớn. Lương không đủ sống rồi môi trường làm việc nhiều áp lực đã làm "giọt nước tràn ly".
Có lẽ còn một trong những nguyên nhân mà hiện nay ít người không tiện nói ra là ở một số nơi, một số lãnh đạo coi thường nhân viên và ứng xử không có lý, có tình. Những người có liêm sỉ khi sống trong một môi trường như vậy họ cảm thấy bị xúc phạm và không còn tha thiết.
3. Những người phải quyết định dứt áo ra đi, cho dù với nguyên nhân gì, cũng phải nhìn nhận rằng họ là những người dám dấn thân và dám thay đổi. Không phải tất cả nhưng nhiều người có năng lực họ mới dám từ bỏ cơ quan nhà nước.
Tình trạng này nếu tiếp diễn và không được khắc phục thì đến một lúc nào đó những người giỏi, tâm huyết trong các cơ quan nhà nước sẽ ít dần đi. Đây là điều đáng lo cho dài lâu chứ không thể xem làn sóng hôm nay là bình thường.
Đã đến lúc cần phải thực hiện ngay việc hiện đại hóa nền hành chính. Bước tiếp theo, tinh giản biên chế đồng thời với cải cách tiền lương.
Câu hỏi đặt ra: Cách quản lý các phòng khám tư nhân khác hệ thống y tế công lập như thế nào, sao họ có thể trả lương cao hơn hẳn? Đã đến lúc phải thực hiện triệt để việc Nhà nước chỉ làm những việc tư nhân không được làm và những việc tư nhân (chê) không làm. Bệnh viện, trường học và các lĩnh vực khác ở các thành phố lớn hãy để cho tư nhân làm, còn Nhà nước hỗ trợ bằng chính sách, pháp luật, thủ tục hành chính...
Còn lại, nguồn lực của Nhà nước để đầu tư cho vùng sâu vùng xa, cho việc nâng cấp cải cách hành chính và để tăng lương cho công chức, viên chức.
TTO - Có hai ngành nghề luôn được xã hội ưu ái gọi bằng "thầy", đó là thầy thuốc và thầy giáo. Một nghề chữa lành những tổn thương và một nghề gieo hạt trồng người. Phải chăng vì khoác áo thanh cao nên hai vị thầy ấy cứ phải "an bần lạc đạo"?
Xem thêm: mth.58125748090802202-gnouht-hnib-neyuhc-al-mex-gnud-ceiv-ihgn-cuhc-neiv-cuhc-gnoc/nv.ertiout